13:24 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Gỡ rối' việc cấp mã số vùng nuôi thủy sản

Thứ sáu - 27/12/2019 09:26
Một số sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ, cá tra... hiện nay phải được cấp mã số vùng nuôi, kiểm soát một số dịch bệnh nguy hiểm mới có thể XK sang thị trưởng Trung Quốc. Tuy nhiên, việc triển khai công tác này còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trao đổi với NNVN, ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết: Với quy định của Luật Thủy sản 2017, chúng ta đã có hành lang pháp lý nhằm tăng cường hơn một bước đối với điều kiện SX cũng như điều kiện về ATTP trong hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu.

Ông Nhữ Văn Cẩn (trái), Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản)  trong buổi tọa đàm "Giải bài toán xuất khẩu thủy sản chính ngạch sang Trung Quốc" do Báo NNVN tổ chức.

Với nhóm đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, Luật Thủy sản đã có yêu cầu chủ cơ sở phải đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi. Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lí nhà nước cũng như đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc trong quá trình XK, đáp ứng các yêu cầu của thị trường theo thông lệ quốc tế.

Thời gian qua, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức rất nhiều chương trình tập huấn, phổ biến quy định này tới các địa phương và cơ sở SX. Ngoài chương trình tập huấn thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục triển khai chương trình tập huấn tại các tỉnh phía Na (tại tỉnh Bến Tre) nhằm hướng dẫn cụ thể việc cấp mã số vùng nuôi, cơ sở nuôi với số lượng rất lớn ở các tỉnh phía Nam.

Theo ông Cẩn, cấp mã số vùng nuôi là vấn đề mà cơ quan quản lí về thủy sản đã đặt ra từ lâu, và thực tế chúng ta đã làm rất tốt đối với cá tra. Đối với tôm, chúng ta có số lượng cơ sở nuôi rất lớn, trong đó có nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để triển khai quy định mới, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức cũng như sự vào cuộc của các địa phương.

Nhiều cơ sở nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm hiện còn vướng nhiều thủ tục trong đăng ký mã số vùng nuôi, mã số cơ sở nuôi, nhất là tính pháp lý về đất đai.

Khó khăn nhất khi triển khai công tác này, theo ông Cẩn, trước hết vẫn phải thay đổi được nhận thức của người dân, để họ hiểu SX hàng hóa thì phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Trong đó, truy xuất nguồn gốc là một trong những yêu cầu bắt buộc, trước mắt là thị trường Trung Quốc cũng như thị trường khác như Hoa Kỳ.

Thứ nữa là cần phải có sự vào cuộc của địa phương nhằm đáp ứng được các điều kiện, thủ tục trong việc triển khai cấp mã số vùng nuôi, cơ sở nuôi như là hồ sơ, tính pháp lý về điều kiện đất, mặt nước..., đáp ứng các điều kiện về quản lí như điều kiện SX, sơ chế, điều kiện vệ sinh ATTP.

Ông Nguyễn Văn Công, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Toàn tỉnh hiện nay diện tích nuôi tôm ước đạt 11.000 ha; trong đó nuôi tôm chân trắng (thâm canh, bán thâm canh đạt 4.500 ha, tổng sản lượng gần 14.000 tấn).

Riêng tại TP Móng Cái, tính đến 10/2019 có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 2.500 ha. Tuy nhiên vướng mắc lớn nhất về hồ sơ đăng ký mã số cơ sở vùng nuôi mà hơn 60% các hộ dân tại TP Móng Cái đang gặp phải là không có chứng nhận về quyền sử dụng đất, số còn lại thì không có hợp đồng thuê đất dài hạn...

Với những khó khăn này, hiện toàn tỉnh mới chỉ cấp được mã số cho 36 cơ sở nuôi. Thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai tập huấn, tuyên truyền để người dân và các cơ sở SX nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất và điều kiện ATTP.

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 970982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59979305