16:41 EDT Thứ ba, 16/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

Thứ bảy - 30/06/2012 12:00
Ngao là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển nước ta, mang lại hiệu quả cao trên vùng triều. Thủy sản Việt Nam giới thiệu cùng bà con kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm.
Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

Chọn và chuẩn bị bãi nuôi
Chọn bãi
Bãi nuôi ngao thường là bãi triều, các eo vịnh có sóng nhỏ, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn, độ mặn từ 15-25‰, thời gian phơi bãi không quá 4-5 giờ/ngày.
Chuẩn bị bãi nuôi
Cải tạo bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, rác… Khi triều xuống cần cày xới mặt bãi sâu khoảng 5-10cm, san phẳng mặt bãi để ngao giống dễ dàng chui xuống, tránh bị nước triều cuốn đi.
Tạo luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thủy triều khi lên, xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống có lối đi để tránh dẫm lên bãi sau khi thả giống. Những vùng nuôi ngao có thời gian phơi bãi trên 5 giờ/ngày cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi.
Quây lưới quanh bãi: Dùng lưới có cỡ mắt lưới 2a = 1cm, cao 80cm. Dùng cọc tre, gỗ để giăng lưới. Lưới vùi sâu xuống mặt bãi khoảng 30cm, cao so với mặt bãi từ 60-70cm.
 
Chọn và thả giống
Ngao giống có chất lượng tốt, ngao nhỏ có hình tròn đều, màu hồng - trắng. Tùy thuộc vào kích cỡ giống, tuy nhiên kích cỡ tối thiểu từ 0,5-1cm/con. Mật độ thả theo bảng sau:

 Lưu ý: Khi mua ngao giống từ địa phương khác về, do ngao giống được giữ trong nhiệt độ thấp, nên cần cho ngao thích nghi dần với môi trường, tránh làm ngao bị sốc và hao hụt sau khi thả.
 
Chăm sóc và quản lý
Nuôi ngao không cần cho ăn, vì thức ăn của ngao là các động thực vật phù du có trong nước. Tuy nhiên, vì mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, nguồn nước bị ô nhiễm… nên rất dễ dẫn tới hiện tượng ngao chết hàng loạt.
Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao có thể trồi lên mặt đáy và di chuyển đi nơi khác. Vì vậy, cần theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời. Hàng ngày khi nước triều rút, cần nhặt rác, ngao chết, vệ sinh bãi nuôi để tránh làm ô nhiễm bãi.
Sau khoảng 13 - 15 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch. Thời gian thu hoạch thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Theo Thuysanvietnam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 40366

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 715787

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64701731