22:25 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng ứng dụng nấm ký sinh

Thứ tư - 05/09/2012 03:26
Trong canh tác lúa hiện nay, rầy nâu gây hại trực tiếp cho lúa và gián tiếp truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Mặc dù nông dân trồng lúa được hướng dẫn nhiều giải pháp phòng trừ rầy nâu như gieo sạ đồng loạt theo lịch né rầy cùng với nhiều loại thuốc trừ rầy hiệu quả.

Tuy nhiên, việc phải sử dụng nhiều thuốc BVTV không phải là biện pháp căn cơ, lâu bền vì dễ sinh hiện tượng kháng thuốc ở rầy nâu, gây thiệt hại thiên địch, tăng rủi ro đối với người sử dụng thuốc, người tiêu thụ lúa gạo và tăng cả ô nhiễm cho môi trường. Do vậy, những giải pháp theo hướng sinh học để thay thế, giảm bớt việc sử dụng thuốc BVTV là rất cần thiết để khắc phục các hạn chế nêu trên.

Theo Bộ môn BVTV-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng của trường ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và cùng với một số nông dân ở tỉnh Sóc Trăng thử nghiệm việc sử dụng nấm Metarhizium anisoplae (gọi tắt là nấm Ma) để hạn chế rầy nâu gây hại trên lúa từ năm 2003.


Nông dân tự nhân giống nấm Ma để phục vụ cho đồng ruộng

Với kết quả thu được rất khả quan, cụ thể qua khảo sát của trường ĐH Cần Thơ thì việc sử dụng nấm Ma trong 5-7 ngày có thể giúp giảm đến 80-85 % mật số rầy nâu, giảm chi phí mua thuốc trừ rầy từ 100 ngàn đến 900 ngàn đồng mỗi ha. Vì vậy, công nghệ này đã nhanh chóng được mở rộng đến nhiều địa phương khác, nhất là việc nông dân có thể tự nuôi cấy loại nấm này tại chỗ chứ không nhất thiết phải mua mỗi khi cần sử dụng.

 

Những kết quả ứng dụng thực tế trên, các khu vực trồng lúa ở Long An sớm cho thấy các mặt hữu hiệu của loại nấm này trong việc đối kháng với rầy nâu. Do đó, có thể đánh giá đây là một giải pháp sinh học rất có triển vọng đáp ứng đồng lúc yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, giảm rủi ro cho người lao động và hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Ở tỉnh Long An, từ năm 2009 đến nay, Trung tâm KN-KN đã tập trung chuyển giao loại nấm ký sinh này đến nông dân qua tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng thực tế và phối hợp với trường ĐH Cần Thơ, một số nhà sản xuất cung ứng giống cho nông dân các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Châu Thành…

Ngoài ra, Chi cục BVTV đã phối hợp với Trung tâm KN-KN Long An đã triển khai các đề tài về chuyển giao công nghệ sản xuất nhanh và sử dụng chế phẩm nấm Ma cho nông hộ để phòng trừ một số sâu hại chính trên lúa và đề tài về nhân giống gốc nấm Ma nhằm nghiên cứu sâu, thu thập số liệu chi tiết về hiệu quả tác dụng của nấm Ma nhằm bổ sung các khuyến cáo hướng dẫn cho nông dân ứng dụng trong thực tế về lâu dài sau này.

DƯƠNG VĂN TUẤN 

Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 432

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 429


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774490

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64760434