04:26 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nửa triệu loài côn trùng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Thứ ba - 11/02/2020 20:04
Nửa triệu loài côn trùng trên Trái đất đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và sự biến mất của chúng có thể là thảm họa đối với con người.
Nửa triệu loài côn trùng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Nửa triệu loài côn trùng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Đây là cảnh báo mà các nhà khoa học đưa ra trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Biological Conservation ngày 10/2.

Nhà sinh học Pedro Cardoso thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Phần Lan, trưởng nhóm tác giả của nghiên cứu trên, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tuyệt chủng côn trùng hiện nay "hết sức đáng lo ngại” và “Những gì chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tảng băng”.

Theo các chuyên gia, sự biến mất của các loài bọ bay, bọ bò, bọ nhảy, bọ đào hang hay bọ đi trên mặt nước là một phần của đợt tuyệt chủng hàng loạt và đây là đợt tuyệt chủng thứ 6 trong 500 triệu năm qua.

Đợt tuyệt chủng gần đây nhất xảy ra cách đây 66 triệu năm, khi một khối thiên thạch đâm vào Trái đất làm biến mất toàn bộ loài khủng long và hầu hết các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, lần này, nhà khoa học Pedro Cardoso nhấn mạnh, hoạt động của con người là nguyên nhân trong hầu hết các hiện tượng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng.

Theo nghiên cứu, yếu tố chính dẫn tới tình trạng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng là môi trường sống bị thu hẹp và thoái hóa, hậu quả của các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là thuốc trừ sâu và do các loài xâm lấn khác. Ngoài ra, hoạt động khai thác quá mức, trong đó trên 2.000 loài côn trùng nằm trong thực đơn của con người và tình trạng biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều loài côn trùng biến mất hoàn toàn.

Sự suy giảm số lượng bướm, bọ cánh cứng, kiến, ong, ruồi, dế và chuồn chuồn gây ra nhiều hậu quả vì các loài côn trùng này đóng vai trò quan trọng không thể thay thế như thụ phấn hoa, nguồn thức ăn nuôi dưỡng nhiều loài động vật và kiểm soát các loài sâu bệnh. 

Theo một nghiên cứu trước đó, các "dịch vụ sinh thái" như trên ước tính tiêu tốn 57 tỷ USD/năm chỉ riêng tại nước Mỹ. Trong khi đó, một hiệp hội về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc có tên IPBES cho biết trên toàn cầu, các loài cây trồng cần côn trùng thụ phấn có giá trị kinh tế ít nhất từ 235-577 tỷ USD mỗi năm. 

Ngoài ra, nhiều loài động vật ăn côn trùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, số lượng chim giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ liên quan đến sự biến mất của nhiều loài côn trùng do thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 5,5 triệu loài côn trùng và chỉ 1/5 trong số đó đã được xác định và đặt tên. Khoảng 5-10% số loài côn trùng đã bị xóa sổ kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu hoạt động mạnh mẽ khoảng 200 năm trước đây.

BT/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 39232

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1259061

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58851116