02:12 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở hướng ra bền vững cho nông sản đồng bằng (kỳ 1)

Thứ tư - 24/10/2018 11:00
Có thể nói, 2 trụ cột kinh tế chính của vùng ĐBSCL là nông nghiệp và thủy sản. ĐBSCL sản xuất 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp- PTNT, sự phát triển thiếu bền vững của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đã bộc lộ trong những năm gần đây khi tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, từ mức 7,15% giai đoạn 2001- 2010, xuống còn khoảng 5% vào giai đoạn 2011- 2016.

Theo các chuyên gia kinh tế nông nghiệp, hiện trạng sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều thách thức và thách thức lớn nhất là khâu tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.

Câu chuyện “giải cứu” nông sản dồn dập, điệp khúc “được mùa- mất giá”, “cung vượt cầu” cứ lặp đi lặp lại. Chưa bao giờ vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định đầu ra cho nông sản lại cấp bách và thời sự như hiện nay. Từ thực tế sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL, chúng tôi đi tìm nguyên nhân những thực trạng tồn tại hiện nay và mong muốn mở hướng ra cho vấn đề này.

Nhiều mặt hàng nông sản dồn dập cần “giải cứu” và chuyện “được mùa- mất giá- dội chợ” đã là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn liên tiếp diễn ra.

Từ khoai lang, cam sành...

Từ hơn tháng qua, nông dân trồng khoai ở Bình Tân đứng ngồi không yên vì giá khoai giảm thấp, tiêu thụ khó khăn, thậm chí có thời điểm nhiều doanh nghiệp, cơ sở thu mua khoai lang ở Bình Tân, TX Bình Minh thông báo ngừng mua.

Chẳng hạn, giữa tháng 9, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ kho và thương lái cho biết, vựa khoai không nhập hàng, nhiều ruộng khoai đặt cọc không dám cho ngày dỡ.

Ông Nguyễn Hoàng Anh- Chủ tịch UBND xã Tân Thành (Bình Tân)- cho biết: “Tôi nghe anh em thương lái nói do khoai lang chưa ký kết danh mục các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, nên họ ngưng nhập hàng qua cửa khẩu.

Khoai lang khó tiêu thụ, nông dân sẽ rất khó khăn”. Toàn xã có khoảng 2.464ha sản xuất khoai lang 2 vụ/năm, khoai tím Nhật chiếm trên 98%.

Khoai tím Nhật hiện chủ yếu được xuất sang thị trường Trung Quốc. Trong khi giá khoai xuống mức thấp và theo người dân là “ngộ” vì mọi năm thời điểm tháng 8 âl trở đi giá luôn ở mức cao do mùa mưa sản lượng ít hơn. 

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp- PTNT Bình Tân, đến ngày 19/9/2018, toàn huyện xuống giống trên 13.717ha khoai lang, đạt 124,7% so kế hoạch, nhiều hơn cùng kỳ 1.940ha.

Thị trường tiêu thụ khoai lang tỉnh Vĩnh Long phục vụ cho xuất khẩu chiếm 86%, chủ yếu xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, một số ít xuất sang các nước khác và tiêu thụ nội địa.

Trong khi khoai lang vẫn “hồi hộp” đầu ra, thì từ hơn tháng qua, giá cam sành liên tục giảm và theo người trồng cam là “thấp nhất từ trước tới nay”. Giá cam trên 20.000 đ/kg từ đầu năm, liên tục giảm và hiện nay giá xô lùa tại vườn chỉ 6.000 đ/kg.

Theo ông Nguyễn Văn Tám- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT Trà Ôn, hiện toàn huyện có trên 3.900ha cam, trong đó 2.600ha cam trồng trên đất ruộng, 9 tháng qua trồng mới 130ha.

“Diện tích cam cho trái của huyện khoảng 70% và năm nay sản lượng cam có thể tăng gấp đôi so với năm 2017.

Vì lứa cam trồng mới từ năm 2015- 2016 đến nay bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt rất cao, bình quân 7 tấn/công, có vườn đạt trên 10 tấn/công”- ông phân tích.

Nông nghiệp đang đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng: chỉ còn dưới 3% trong các năm 2011- 2015 và dưới 2% trong năm 2016, năm 2017 có phục hồi ở mức gần 3% nhưng không chắc chắn duy trì được tỷ lệ này trong những năm tới.

Đến hàng loạt nông sản khác

Thời gian qua, đi đến đâu cũng nghe bà con nông dân trồng lúa, khóm, dưa hấu, ớt, thanh long... than vãn cảnh được mùa mất giá, dội chợ, nhiều nông sản phải chịu cảnh bán rẻ như cho hoặc bỏ hư thối.

Trong khi đón tin tăng giá trở lại, nông dân trồng thanh long lại “vui hổng nổi” bởi trước đó thanh long giảm giá xuống mức kỷ lục 3.000- 5.000 đ/kg (ruột đỏ), còn thanh long ruột trắng không ai mua; còn giờ nông dân hết hàng, nguồn cung không có thì giá lại lên.

Khoảng hơn tuần trước, dọc QL1 qua Cai Lậy (Tiền Giang) thanh long đổ đống bán giá rất rẻ. Còn tại ấp Vĩnh Phước (xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo), ông Dương Minh Quang trồng 2ha thanh long buồn rầu khi “tui thu hoạch 8 tấn thanh long ruột đỏ bán giá chỉ 3.000 đ/kg.

Tuy giảm giá khoảng 10 ngày rồi tăng trở lại, nhưng thời điểm này không có thanh long để bán”. Huyện Chợ Gạo là “thủ phủ” thanh long của tỉnh Tiền Giang, cùng với Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông…

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Tiền Giang, toàn tỉnh có trên 6.500ha thanh long, nguyên nhân giá đột ngột giảm xuống mức rất thấp là do sản lượng quá lớn.

Trong khi đó, các loại trái cây khác cũng chung “số phận”, có thời điểm ổi 2.000- 3.000 đ/kg, chôm chôm 5.000- 7.000 đ/kg, dừa khô chỉ còn khoảng 20.000- 25.000 đ/chục (cũng không có người mua)…

Vào tháng 4/2018, thương lái Trung Quốc ngừng mua, khiến nông dân trồng dưa hấu ở tỉnh Quảng Nam bán chỉ 1.000 đ/kg mà cũng hổng ai mua!

Nhiều tiểu thương cho biết nguyên nhân giá tuột thấp là do nguồn trái cây tươi các tỉnh ĐBSCL quá nhiều, trong khi trái cây khó bảo quản, hàng nhập hôm trước không bán hết, hôm sau đã xuống màu.

Không chỉ trái cây, heo hơi từng rớt giá thê thảm cũng khiến nhiều nông dân điêu đứng. Theo nhiều người chăn nuôi, từ tháng 3/2017- 4/2018, giá heo liên tục giảm, chỉ còn 2,5- 2,8 triệu đồng/tạ.

Đây là mức giá thấp chưa từng có, người chăn nuôi lỗ trên 1 triệu đồng/tạ, nhiều hộ “bỏ chuồng”. Nuôi heo gần 20 năm, chú Phạm Thành Tám (xã Trung Hiếu, Vũng Liêm) than thở:

“Chưa thấy năm nào giá thấp như năm nay. Đợt trước tết bán được 3,8 triệu đồng/tạ đã không có lời, giờ giá này là lỗ chết”. Bởi để nuôi 1 con heo vô tạ, chi phí hơn 3 triệu đồng.

Các tổ chức đoàn thể và cộng đồng mạng xã hội phải kêu gọi “giải cứu” thịt heo, nhiều nơi còn đưa ra “chỉ tiêu ăn thịt” cho nhân viên để hỗ trợ người chăn nuôi qua cơn khốn khó.

Sản lượng lớn, nhưng bỏ quên thị trường

TS. Võ Mai- Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam- cho rằng nguyên nhân của tình trạng “giải cứu” nông sản hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất rồi mới đi tìm kiếm thị trường.

Nông dân mặc sức trồng, mặc sức nuôi nhưng không quan tâm sau này bán cho ai. Nhiều nông sản quy hoạch cho từng ngành nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch.

Nông dân vẫn chủ yếu nhìn nhau để sản xuất chứ không theo tín hiệu của thị trường và đôi khi phớt lờ sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng.

 

Lo tăng diện tích, sản lượng mà bỏ quên thị trường khiến nhiều nông sản khó bán và mất giá. Ông Đặng Hữu Vân- Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Khánh Nhân (xã Loan Mỹ- Tam Bình)- cũng cho rằng nguyên nhân cam sành giảm giá cũng là tình hình chung của nhiều loại trái cây khác khi cung vượt cầu.

Ông Nguyễn Văn Dương- Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp- thì nhận định cho đến nay, một bộ phận nông dân vẫn sản xuất kiểu truyền thống, và tình trạng nông sản giảm giá khi năng suất tăng vẫn liên tục diễn ra.

Mặc dù câu chuyện “được mùa mất giá” phản ánh phần nào quy luật thị trường nhưng nếu đã xây dựng quy hoạch và có sự chuẩn bị từ đầu, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp phân phối, chế biến với các nhà sản xuất, hộ nông dân... sẽ phần nào giúp giảm bớt những rủi ro cho tiêu thụ nông sản.

Ông Phan Cảnh- Phó Phòng Công thương Mang Thít

Muốn thoát điệp khúc “giải cứu”, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ việc đầu tư xây dựng liên kết chuỗi và phát triển theo hướng công nghệ cao, chăn nuôi sinh học, sản xuất theo hướng hữu cơ tạo ra sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường. Tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng và phải theo nhu cầu của thị trường.

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất Châu Á. Thanh long phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn ở các tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, chiếm 92% tổng diện tích (khoảng 37.000ha) và 96% sản lượng của cả nước. Diện tích còn lại ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu...

Đại diện Vụ Thị trường Châu Á- Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương thông tin, hiện nay diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đạt hơn 35.000ha, tương đương của Việt Nam. Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mỗi năm nước này sẽ tăng khoảng 1%, tương đương khoảng 2,2 triệu ha trồng dưa hấu, dưa lưới trong giai đoạn 2015- 2020.

Kỳ sau: Để không bị bỏ lại phía sau, phải liên kết!

Nguồn: http://baovinhlong.com.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản lượng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 32711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1252540

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58844595