02:11 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở hướng ra bền vững cho nông sản đồng bằng (kỳ 2)

Thứ tư - 24/10/2018 11:01
Rất nhiều doanh nghiệp đã “âm thầm” tạo chuỗi liên kết với nông dân và điều đáng mừng là hiện nay, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã chung tay củng cố, thắt chặt các mối liên kết. Việc hình thành những mô hình liên kết sản xuất: nhiều nhà, nhiều hình thức… gợi mở hướng ra cho hàng hóa nông sản một cách căn cơ
Nông dân HTX tự tin làm ra sản phẩm lúa gạo sạch trên cánh đồng của mình.

Nông dân HTX tự tin làm ra sản phẩm lúa gạo sạch trên cánh đồng của mình.

Liên kết không chỉ có 4 nhà

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Tiến (xã Mỹ Lộc- Tam Bình) vừa tổng kết 3 năm mô hình sản xuất lúa sạch. Ông Dương Văn Thành- Chủ tịch HĐQT HTX, đánh giá HTX đạt được nhiều kết quả về kinh tế- xã hội.

Quan trọng nhất là nhận thức của nông dân thay đổi, chuyển từ tập quán sản xuất sang sử dụng phân sinh học. Chất lượng lúa đảm bảo, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đầu ra ổn định, lợi nhuận tăng cao, hệ sinh thái phục hồi dần…

Thành công của HTX Tân Tiến cho thấy không chỉ có HTX- doanh nghiệp, mà còn có sự chung tay của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp…

Trong đó phải kể đến sự tham gia của các giảng viên Trường ĐH Cần Thơ, đặc biệt GS.TS. Võ Tòng Xuân tham gia với vai trò cố vấn và ông Phạm Chánh Trực- nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thành viên ban tư vấn.

Ông Phạm Chánh Trực nhận xét: “Mô hình HTX Tân Tiến cho thấy một giải pháp để sản xuất lúa gạo sạch, tiến tới sản xuất lúa gạo hữu cơ và nông sản sạch.

Đó là giải pháp sản xuất không dùng phân bón hóa học, mà dùng phân bón hữu cơ; không dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh bằng hóa chất độc hại mà dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh vi sinh, sinh học.

Dùng phân bón hữu cơ thì ít bị sâu bệnh, do đó chi phí càng giảm, đồng thời đất đai không bị nhiễm độc nữa mà ngày càng màu mỡ. Đây cũng là giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị lúa gạo, giúp cho nông dân vừa có kinh tế vừa có
môi trường”.

Saigon Co.op là một doanh nghiệp bán lẻ, tham gia hỗ trợ đầu vào và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm gạo sạch của HTX Tân Tiến. Theo ông Phạm Chánh Trực, sản phẩm nông nghiệp của nông dân rất cần được các doanh nghiệp “kết bè” bằng hợp đồng kinh tế dài hạn mua lúa gạo, hàng nông sản chế biến, xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, nông sản sẽ có thị trường ổn định, hạn chế tình trạng “được mùa, mất giá”, tránh phải “giải cứu” bất thường.

Từ mô hình liên kết của HTX Tân Tiến, HTX Cam sành Organic Hựu Thành (Trà Ôn), HTX Thủy sản Tân Phát (Mang Thít)… cũng đi theo hướng liên kết sản xuất như vậy. Đại diện HTX Cam sành Organic Hựu Thành cho hay, bước đầu đã tạo ra những trái cam sành, lúa, các loại nông sản khác đạt chất lượng, an toàn hữu cơ organic theo hướng bền vững..

Qua 3 năm hoạt động, HTX Tân Tiến đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2017, lợi nhuận đạt 40,8 triệu đồng/ha/năm (2 vụ), tăng gần 17 triệu đồng so năm trước; năm 2018 đạt 50,8 triệu đồng/năm/ha tăng gần 10 triệu đồng. Năm 2016, nông dân xã viên thu lợi từ 14,8-18 triệu đồng/ha; năm 2017 thu lợi từ 19,6-27,7 triệu đồng/ha và năm 2018 thu lợi từ 22,5-30 triệu đồng/ha.

Với việc liên kết, Saigon Co.op đã tính toán để nông dân xã viên có lời thỏa đáng và mua lúa mỗi vụ luôn cao hơn giá thị trường 40%.

Doanh nghiệp “bắt tay” làm ăn với nông dân

Việc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn “bắt tay” làm ăn với nông dân, đã giải quyết rốt ráo đầu ra cho nông sản, giúp người nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình.

Ông Trương Vĩnh Thành- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang)- cho rằng: “Chúng tôi tiên phong đầu tư khép kín chuỗi giá trị cá tra theo mô hình 3F (Feed- Farm- Food), tức là nhà máy thức ăn, trang trại chăn nuôi, nhà máy chế biến và phân phối đến người tiêu dùng”.

“Nếu doanh nghiệp và nông dân cùng giữ chữ tín trong làm ăn, nỗ lực duy trì mối liên kết bền vững thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua”- ông Trương Vĩnh Thành đúc kết thực tế. Từ cơ sở đó, doanh nghiệp phối hợp với Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tịnh Biên (An Giang) tiếp tục thực hiện chuỗi liên kết sản xuất cây khoai mì, với mục tiêu nâng cao thu nhập cho nông dân Khmer địa phương.

Theo đó, Tập đoàn Sao Mai sẽ hỗ trợ nông dân giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm vào cuối vụ. Hợp đồng kinh tế giữa tập đoàn với người nông dân có sự xác nhận của chính quyền địa phương. Phòng Nông nghiệp- PTNT sẽ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất. 

Phải theo nhu cầu thị trường

Thực tế từ nhiều năm qua, có rất nhiều doanh nghiệp đã “âm thầm” tạo chuỗi liên kết dựa trên đảm bảo lợi ích kinh tế từng khâu sản xuất- thu mua- chế biến.

Tại Vĩnh Long, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Hoa Mai sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu với các sản phẩm đóng lon như: khóm, bắp non, đu đủ... cho thị trường Mỹ, Úc, EU. Theo lãnh đạo công ty, hiện doanh nghiệp liên kết với nông dân bao tiêu cả trăm hecta nông sản khắp các tỉnh ĐBSCL.

“Chuỗi liên kết” mô tả đơn giản như sau: doanh nghiệp tới các vùng nguyên liệu khóm, bắp non, chọn người sản xuất có uy tín, kinh nghiệm nhất đặt vấn đề hợp tác và hướng dẫn họ sản xuất theo quy chuẩn của mình.

Và người được chọn sẽ là “đầu tàu” kết nối, hướng dẫn những người nông dân khác cùng tham gia. Lấy ví dụ, năm 2017 công ty liên kết tiêu thụ trên 20.000 tấn khóm, 15.000- 16.000 tấn trong năm nay và khoảng 200ha đu đủ với giá cả ổn định 7.000 đ/kg.

“Trong năm, có lúc giá khóm rớt 1.000- 2.000 đ/kg, công ty vẫn mua giá cam kết 6.000 đ/kg. Chúng tôi đã mua 11.000 tấn khóm dự trữ kho lạnh với giá chịu lỗ để đảm bảo cho nông dân có lời, nhất là khi nhiều diện tích khóm bị ngập lũ”- lãnh đạo công ty cho biết.

Hình thức khác, các chủ vựa thu mua nông sản cũng là đối tác của Công ty Hoa Mai, đóng vai trò như nhà đầu tư trực tiếp cho người nông dân.

Ông Tám Định- một chủ vựa trái cây ở Cao Lãnh (Đồng Tháp)- cho biết: “Nhiều người biết “Tám Định đu đủ” à nghen. Chủ vựa và nông dân có hợp đồng sản xuất, bao tiêu để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Tui cung ứng giống, kỹ thuật cho nông dân, phân vùng nào trồng tháng nào cho có hàng rải đều, đáp ứng nhu cầu nhà máy, không dư thừa. Giống đu đủ phải là giống không đột biến gien”.

Vựa thu toàn bộ đu đủ của nông dân, rồi phân loại, loại “căn bản” giao cho các nhà máy chế biến, loại bán cho siêu thị, loại bán chợ… Tùy thời điểm, có ngày vựa vô 10- 20 tấn hoặc chỉ 1- 2 tấn. Theo ông Tám Định: “Có nhà máy tiêu thụ, có hợp đồng giá cả ổn định nông dân yên tâm sản xuất. Khi giá thị trường lên hay xuống, thì vựa hỗ trợ, chia sẻ không để nông dân thiệt thòi”.

Kinh nghiệm “kết bè” bền chặt với nông dân hơn 20 năm của ông Tám Định là: “Không thẳng thừng quá. Làm ăn vừa có hợp đồng phải vừa có tình. Phải làm cho nông dân tin tưởng mới lâu dài được”.

Một mặt doanh nghiệp phải đồng hành với dân, mặt khác theo lãnh đạo Công ty Hoa Mai: “Khi người nông dân sản xuất hàng có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp sẵn sàng mua với giá nông dân đưa ra”. Điều đó cho thấy trong những mối liên kết chặt chẽ và bền vững với doanh nghiệp, thì người nông dân đã làm chủ thể quyết định giá trị hàng hóa và lợi nhuận của mình.

Ông Nguyễn Phương Lam- Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ

ĐBSCL có lợi thế lớn về nông nghiệp, nhưng chưa nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, phần lớn vẫn là sản xuất thô, cung ứng đại trà ở phân khúc trung bình. Một số doanh nghiệp đã tiếp cận ở phân khúc giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu riêng... nhưng vẫn rất ít.

Ông Nguyễn Quốc Thái- Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Bình

Sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm là xu thế phát triển hiện nay để tiến tới sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Để phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình cần có sự chung tay của các đơn vị, cá nhân liên quan trong chuỗi liên kết sản xuất “4 nhà” và phải đảm bảo được 3 vấn đề: năng suất, chất lượng và lợi nhuận.

>> Kỳ sau: Phải thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến sản phẩm an toàn

Nguồn: http://www.baovinhlong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: liên kết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 26652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 789854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59798177