00:25 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điều kiện kinh doanh, quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại

Thứ hai - 10/04/2017 05:14
Ngày 04/04/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

Nghi định đã quy định rõ không được sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản. Cụ thể, về nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinhNghị định quy định kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi.

Chỉ được phép sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.

Nghị định cũng quy định về hình thức thu hồi và xử lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm chất lượng, cụ thể:

Một là, khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền về việc buộc thu hồi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thì người kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị buộc thu hồi phải tiến hành thông báo ngay cho các đối tượng khách hàng dừng việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản buộc thu hồi và tiến hành thu hồi toàn bộ về nơi xử lý theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Số lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản không thể thu hồi được phải có lí do, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý và người kinh doanh phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả.

Hai là, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thành lập Hội đồng giám sát quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản vi phạm chất lượng bị buộc thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và môi trường;

Đồng thời, phải gửi đăng tải ngay trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi xử lý vi phạm về sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm bị buộc thu hồi.

Nghị định số 39/2017/NĐ-CP thay thế cho nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về thức ăn chăn nuôi; Bãi bỏ các Điều: 12, 13, 14 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi thủy sản,thực phẩm.


PV
http://tapchitaichinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 19534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 729031

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64714975