09:57 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh » Kinh tế & Tổ chức SX


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Thứ hai - 23/03/2020 04:12
Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung, nhưng người trồng chè ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang khá yên tâm bởi sản phẩm được thu mua hết với giá cả đã được ký kết từ trước.

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Người dân thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 thu hái đợt chè búp cuối vụ xuân

Những ngày này, gia đình ông Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn) đang gấp rút hoàn thành công việc cần thiết để một vài ngày tới sẽ tiến hành thu hoạch lứa chè búp cuối vụ xuân đầu vụ hè. Với 1 ha chè công nghiệp, qua 2 đợt hái nền (hái tạo hình) vừa rồi gia đình ông thu được hơn 2 tấn chè búp, thu 14 triệu đồng, đợt tới đây ước sẽ thu được thêm khoảng 3 tấn.

Ông Nhàn thông tin: “Dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chè xuất khẩu nhưng chúng tôi vẫn được Xí nghiệp chè Tây Sơn thu mua kịp thời, sòng phẳng, giá cả đúng với ký kết từ đầu năm. Người trồng chè chúng tôi cũng được chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp động viên, hướng dẫn trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm để dễ xuất bán ra nước ngoài”.

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Người dân biên giới Sơn Kim 2 thu hái chè về chế biến, xuất bán ra nước ngoài

Ông Lê Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 cho biết: “Hiện nay, toàn xã có 420ha chè công nghiệp. Qua các đợt hái từ đầu năm đến nay đã thu được 560 tấn chè tươi, cho trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Việc thu mua chè búp tươi đã được Xí nghiệp chè Tây Sơn thực hiện có trách nhiệm, thậm chí đã có hàng trăm hộ được ứng tiền trước nên bà con yên tâm sản xuất, không lo tồn đọng sản phẩm”.

Bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn đang có 653 ha chè công nghiệp, dự kiến năm nay sẽ đạt sản lượng hơn 7.300 tấn, riêng vụ xuân năm nay sẽ đạt hơn 2 ngàn tấn. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng người trồng chè Hương Sơn vẫn phấn khởi bám đồi, tập trung chăm sóc, thu hoạch đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm..."

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Được chính quyền động viên, khuyến khích và có “bà đỡ" là Xí nghiệp chè Tây Sơn chăm lo nên người trồng ở thôn Trung Lưu, xã Tây Sơn (Hương Sơn) yên tâm bước vào đợt thu hái mới

Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn cho hay: "Những tháng đầu năm nay dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ của thị trường chè xuất khẩu. Nhưng chúng tôi đã tập trung, cố gắng đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và lượng hàng hàng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 tăng 18%.

Tuy nhiên, hơn 10 ngày nay, thị trường xuất khẩu đóng cửa, bạn hàng ngừng giao dịch, chè khô phải nằm kho nên nguồn vốn lưu động của chúng tôi gặp khó khăn, phải đi vay mượn để sắp tới thu mua hết hơn 800 tấn chè búp theo hợp đồng đã ký kết. Dù biết khó khăn, thiệt hại về kinh tế, thậm chí là thua lỗ nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ lời hứa với người dân, không hạ giá thu mua để họ thu hái kịp thời, chăm sóc đầy đủ, đầu tư thâm canh, đảm bảo an toàn chất lượng...”.

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Những mẻ chè khô qua công đoạn cuối cùng đang được công nhân Xí nghiệp chè Tây Sơn phân loại, đóng bao cất trữ, chờ ngày thị trường “ấm lại” sẽ xuất bán sang các nước.

“Nếu thị trường chè đóng băng lâu dài, hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, ngoài chính quyền các cấp thì ngân hàng, bảo hiểm, ngành điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất khác cũng cần có sự vào cuộc hỗ trợ để cùng chúng tôi giải quyết vấn đề, giúp người trồng chè ổn định sản xuất trước biến cố lớn của thị trường” - Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn mong muốn.

Theo Dũng Nhơn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 55424

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123908

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60132231