21:25 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hành trình của những cựu chiến binh triệu phú ở Hà Nam

Thứ ba - 21/11/2017 18:27
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Hà Nam đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đầu tư phát triển kinh tế vươn lên thành triệu phú.

Những cựu chiến binh triệu phú

Sau khi rời quân ngũ, sức khỏe yếu nên ông Đặng Đình Đôn, tổ dân phố 6, thị trấn Ba Sao (huyện Kim Bảng) không thể làm được những việc nặng nhọc khiến kinh tế gia đình cứ mãi trầy trật. May mắn, năm 2016, ông được vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư trồng nấm. Sang năm 2017, ông vay tiếp 50 triệu đồng để mở rộng quy mô trại nấm của mình.

Ông Đôn cho hay: “Những năm gần đây, ở địa phương phát triển rất mạnh hoạt động du lịch. Chính vì vậy, tôi trồng nấm vì phù hợp với sức khỏe cũng như thực trạng đất đai, sản phẩm dễ tiêu thụ”.

Hiện, ông có 1.008m2 trồng nấm với hơn 5.000 bịch, chủ yếu là nấm sò và mộc nhĩ. Mỗi năm, ông thu về 50-60 triệu đồng nhờ trồng nấm. Bên cạnh đó, ông còn nuôi 4 lợn nái, 2 lợn mán, 2 bò sinh sản, 70 con ngan, gần 100 con gà... mang lại nguồn thu hơn 50 triệu đồng/năm.

 hanh trinh cua nhung cuu chien binh trieu phu o ha nam hinh anh 1

  Từ vốn vay Ngân hàng CSXH, ông Đặng Đình Đôn chọn đầu tư trồng nấm vì phù hợp với điều kiện sức khỏe cũng như thực trạng đất đai của gia đình. ảnh: Thu Hà

Ông Vũ Văn Chính - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) thị trấn Ba Sao cho biết: “Hiện tại, Hội CCB thị trấn có 327 hội viên. Thông qua 3 tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) do Hội quản lý có 101 hội viên được vay vốn tín dụng CSXH với tổng dư nợ là 3,4 tỷ đồng. Đa phần các hộ vay vốn đều đầu tư chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, vừa đảm bảo kinh tế gia đình, vừa góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.

Cũng “khởi nghiệp” từ món vay nhỏ của Ngân hàng CSXH, ông Phan Duy Hưng - thương binh hạng ¾ ở xã Thụy Lôi (Kim Bảng) đã ổn định kinh tế với mô hình VAC. Hiện, mô hình chăn nuôi của ông có 300 gà Ai Cập chuyên đẻ trứng, 200 gà thịt, 300 con ngan, 16 con lợn sề, 18 con lợn thịt. Ngoài ra, gia đình còn có ao cá, với các loại trắm, chép, trôi… Chăn nuôi mang lại nguồn thu trên 100 triệu đồng/năm.

Ủy thác vốn vay hiệu quả

Hiện nay, dư nợ của các cấp Hội CCB là gần 26.000 tỷ đồng. Trong 5 năm (2013 - 2017), các cấp Hội CCB đã giảm được 114.000 hộ nghèo xây dựng được 34.400 nhà mới, xóa nhà dột nát cho hội viên”.
Ông Hoàng Tùng Lâm

Đánh giá cao sự tiếp sức từ Ngân hàng CSXH, ông Trần Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Kim Bảng khẳng định: Đồng vốn từ Ngân hàng CSXH không chỉ mang ý nghĩa nhân văn từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước mà còn thực sự động viên, khích lệ các đồng chí CCB tiếp tục cống hiến trên mặt trận kinh tế thời bình. Với 5.929 hội viên, hiện Hội CCB huyện Kim Bảng đang nhận ủy thác trên 32,5 tỷ đồng với hơn 2.000 hộ vay thông qua 43 Tổ TKVV.

“Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kim Bảng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất tỉnh Hà Nam là 0,068%, trong khi đó nợ quá hạn của Hội CCB chỉ ở mức 0,025%... Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn để giúp các hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao” - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Kim Bảng cho hay.

Ông Hoàng Tùng Lâm – Phó trưởng Ban Kinh tế, Trung ương Hội CCB Việt Nam cho biết: Ở góc độ tham gia, thực hiện chương trình ủy thác của Ngân hàng CSXH, chúng tôi thấy mình còn khiêm tốn vì chúng tôi là lực lượng vào sau, hội viên khoảng gần 3 triệu. Tuy nhiên, Hội CCB lại rất có uy tín trong cộng đồng dân cư, trong hệ thống chính trị xã hội. Bởi lẽ, các hội viên là những người có bản lĩnh chính trị, kinh qua chiến đấu, chịu nhiều gian khổ, hy sinh, có ý chí, tinh thần trách nhiệm, với bản chất truyền thống của bộ đội Cụ Hồ. “Chính vì thế, khi tham gia tổ chức nhà nước cũng như ngân hàng ủy thác, Hội đã làm rất tốt và có uy tín, thực hiện nghiêm túc các cam kết, các văn bản thỏa thuận với ngân hàng, được cấp ủy chính quyền địa phương cũng như nhân dân đánh giá cao” - ông Lâm nói. /.

Theo Thu Hà/Báo Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1339573

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68569736