00:15 EDT Thứ tư, 02/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hưng Yên hình thành vùng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap

Thứ tư - 03/01/2018 07:37
Là nơi trồng cam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên) đang hình thành mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, mở ra tiềm năng lớn cho việc sản xuất theo hướng hàng hóa với sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vườn cam nhà anh Tân ở  tỉnh Hưng Yên có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, sản lượng cao, nhiều cây phải chằng chống vì sai quả. Ảnh: Văn Giáp - TTXVN

Ông Phạm Văn Biết, Giám đốc hợp tác xã cam Quảng Châu cho biết, hiện nay xã đã hình thành vùng trồng cam sạch theo quy mô lớn với gần 90 mẫu, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đang cho thu hoạch. Mô hình này đã được Trung tâm quản lý chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 cấp giấy chứng nhận. Vụ năm nay, sản lượng cam VietGap đạt khoảng gần 600 tấn, trị giá gần 20 tỷ đồng.

Để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn, cam Vietgap trồng tại Quảng Châu luôn tuân thủ quy trình từ khi chăm sóc đến thu hoạch và tiêu thụ. Cam sau khi được thu hái không sử dụng chất bảo quản, được dán tem chống hàng giả, khi quét mã khách hàng sẽ truy xuất được nguồn gốc, thông tin sản phẩm. Với kinh nghiệm thâm canh, cam Quảng Châu đáp ứng yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng vượt trội và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với các đặc điểm như: vỏ vàng và mỏng, nhiều nước, ít hạt, tỷ lệ xơ thấp, mẫu mã đẹp, vị ngọt đậm thơm mát.

Theo ông Phan Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Quảng Châu, từ năm 2003 xã đã tổ chức dồn điền đổi thửa, vận động nhân dân chuyển đổi đất trồng màu từ đay, ngô hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả như: nhãn, cam... Đến nay, xã có 150 hộ dân trồng cam với tổng diện tích gần 180 ha được sản xuất theo hướng VietGap. Cùng với nhãn lồng, cam cũng là cây chủ lực mang lại cho nông dân hiệu quả cao về kinh tế, hàng năm mỗi ha cho lãi trên 400 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động.

Ông Nguyễn Văn Oanh, Trưởng phòng kinh tế thành phố Hưng Yên cho hay, để giữ vững thương hiệu cho sản phẩm cam Quảng Châu, thành phố đã phối hợp với các ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân tiếp tục tục áp dụng đúng quy trình sản xuất, liên kết giữa các nhà vườn để mở rộng và phát triển vùng trồng cam đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Thành phố cũng quy hoạch và mở rộng diện tích trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã Tân Hưng, Lam Sơn, Hoàng Hanh, Phú Cường, Hùng Cường... nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ổn định và bền vững.
Theo Mai Ngoan/Báo Ảnh DT&MN.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 15669

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 64822

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68712438