10:01 EDT Thứ tư, 03/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm hiểu về tôm nuôi bị stress

Thứ sáu - 30/08/2013 05:16
Stress là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như nhiệt độ nước tăng giảm bất thường, hàm lượng oxy giảm thấp, khí độc tăng cao và độ mặn thay đổi đột ngột.

 

+ Nhiệt độ nước tăng giảm bất thường khi nắng nóng kéo dài làm thức ăn trôi qua ruột nhanh nên tiêu hóa không hoàn toàn, vi khuẩn phát triển mạnh, tôm dễ nhiễm nhuẫn. Mùa lạnh hay mùa mưa bão tôm giảm hoặc bỏ ăn, thức ăn thừa gây ô nhiễm, virus phát triển mạnh, tôm dễ bị đốm trắng.

+ Oxy hòa tan giảm thấp và môi trường ô nhiễm khi đáy ao ô nhiễm do tảo chết, thừa thức ăn gây sụt giảm oxy trong nước và hàm lượng khí độc tăng cao, mật độ nuôi cao, tảo quá đậm gây thiếu oxy về đêm và gần sáng, sử dụng hóa chất tiêu tốn nhiều oxy.

+ Độ mặn thay đổi đột ngột khi chuyển từ trại giống sang ao nuôi, mưa lớn, thay nước, nắng nóng kéo dài.

Khi tôm stress, trao đổi chất bị rối loạn dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất, bơi lội kém, giảm bắt mồi, lớn chậm, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.


Kiểm tra tôm nuôi

Cách phát hiện tôm đang bị stress: Thấy giảm ăn, màu bất thường như hồng nhạt, tím nhạt hoặc sậm màu hơn, dễ cong thân, đục cơ khi nhấc nhá lúc trời nắng nóng.

Cách giúp tôm vượt qua stress: Chủ động giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân gây ra stress và cho tôm ăn một cách có hiệu quả; Ao đang có tôm cần chọn thuốc sát trùng có độ an toàn cao, bỏ suất ăn kế tiếp sau khi sát trùng nước; Nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị phân trắng; Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo oxy ở vùng rìa chất thải tối thiểu 3ppm.

Thường xuyên sử dụng Vitamin C đặc biệt vào mùa lạnh và nắng nóng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước và trộn vào thức ăn cho tôm ăn.
 

Theo NNVN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 47355

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 157050

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64142994