14:50 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trái cây tăng giá từng ngày theo... hạn, mặn, thương lái lùng mua

Thứ bảy - 14/03/2020 02:40
Cam sành, cam xoàn, nhãn, chôm chôm… sắp vào vụ chính, đáng lẽ giá cả phải chăng, nhưng hiện nay đi khắp cả chợ chẳng tìm được sạp trái cây nào ưng ý. Hạn mặn đang diễn ra khốc liệt khiến nhiều vườn cây ăn trái ở miền Tây bị ảnh hưởng nặng về sản lượng và chất lượng, kéo theo giá bán cũng tăng.

Thương lái lùng mua

Gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Ý (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) có thói quen uống nước cam hàng ngày. Thế nhưng, cả tuần nay, mỗi lần đi chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, chị Ý dạo từ đầu chợ đến cuối chợ vẫn không tìm được sạp nào bán cam sành ưng ý. Trái thì quá nhỏ, ít nước, giá lại cao.

Như loại cam nhỏ nhỉnh hơn trái chanh, trước đây là hàng dạt, chỉ bán cho các xe ép nước cam ven đường, giá vài nghìn đồng/kg. Thế mà hiện nay, cả chợ chỗ nào cũng thấy bán loại cam này, giá 13.000 – 15.000 đồng/kg. Còn cam loại lớn, ngon, mọng nước, bình thường chị Ý mua với giá 15.000 đồng/kg nhưng hiện  đã tăng lên 25.000 đồng/kg. “Giá tăng nhưng cam vỏ dày, sần sùi, ít nước nên vắt ra rất đắng” - chị Ý kể.

 trai cay tang gia tung ngay theo... han, man, thuong lai lung mua hinh anh 1

 Trái cây trong siêu thị cũng tăng giá bán. (ảnh: Nguyễn Vy)

Chị Tư Bình bán trái cây ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức phân trần, mùa này đáng lẽ trái cây dồi dào, giá phải chăng vì sắp vào chính vụ. Nhưng hiện nay, nước mặn tràn vào đồng, nhiều vườn cam không có nước tưới héo chết hết nên không có hàng. Mà có thì trái cũng không được đẹp mã, giá lại cao. Hiện giá cam đã tăng gần 10.000 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tháng.

Không chỉ cam, chanh, chôm chôm các loại cũng tăng giá mạnh trong những ngày qua. Cụ thể, chôm chôm Java từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, nay là 16.000 – 18.000 đồng/kg. Chôm chôm nhãn từ 15.000 đồng/kg, nay tăng  lên 30.000 đồng/kg. Riêng giá chôm chôm Thái đang ở mức 45.000 - 50.000 đồng/kg trong khi trước đó chỉ 28.000-30.000 đồng/kg.

Dù tăng giá cao nhưng nhiều tiểu thương nhận xét, chôm chôm vụ này trái nhỏ, hạt to và ít cơm. Nhiều chủ sạp còn không lấy được hàng đẹp, phải bán loại dạt, trái còn xanh và chát nên khách hàng chê.

Ông Nguyễn Ngọc Nhân - Giám đốc HTX chôm chôm Bình Hòa Phước (Vĩnh Long) cũng cho biết, chôm chôm Java đang vào cuối vụ, sản lượng ít, lại gặp ảnh hưởng của hạn mặn nên trái nhỏ. Giá thu mua chôm chôm tại vườn đã tăng gần gấp đôi nên nhà vườn rất phấn khởi. Giá chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái cũng tăng từng ngày và được thương lái lùng mua rất nhộn nhịp.

Dự báo sản lượng giảm

Ông Nguyễn Văn Nhiên (ngụ xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) có 7.000m2 đất vườn trồng sầu riêng và một số loại cây ăn trái khác. Từ sau Tết Nguyên đán, nước mặn bắt đầu xâm nhập vào tận vườn, có lúc đo được đến 2gr/lít khiến gần 50% số cây trồng trong vườn ông Nhiên bắt đầu suy kiệt, mất sức sống. Ông Nhiên cho biết, đây là vùng chuyên canh sầu riêng của tỉnh, năm nay hạn mặn khốc liệt, cây không đủ nước tưới nên nhà vườn không kích thích ra hoa. Do đó, dự báo sắp tới sản lượng sầu riêng trên thị trường sẽ giảm nhiều.

Để giúp vườn cây cầm cự qua mùa hạn, nhiều nhà vườn phải đầu tư hàng chục triệu đồng mua nước ngọt về trữ tưới cho cây. Giá bơm nước ngọt từ đầu nguồn sông Tiền về khoảng 4,5 – 5 triệu đồng/80m3 nước ngọt. Tuy nhiên, việc này chỉ giúp cây cầm cự qua mùa hạn mặn, không đủ để cây phát triển, ra hoa kết trái như thông thường.

“Sầu riêng giúp gia đình tôi thoát nghèo, giờ mà hạn mặn, sầu chết cây là lại tái nghèo, thậm chí đổ nợ nên tôi lo lắm!” - ông Nhiên than thở. Điều ông Nhiên lo lắng hơn là nếu bị nhiễm mặn, sầu riêng rất khó hồi phục, do đây là cây trồng lâu năm. Chi phí tái tạo vườn, dưỡng cây sau này cũng sẽ khiến giá thành sản xuất tăng cao.

Ông Trần Duy Thuận (ở xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An), cũng chia sẻ, với các cây họ cam, chanh, khô hạn sẽ khiến cây không đủ sức nuôi trái. Một thời gian, cây sẽ chết hoặc vụ sau sẽ kém năng suất.

TS Võ Hữu Thoại - Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, nhà vườn không nên xử lý cho cây ra hoa trong giai đoạn này. Thay vào đó nên thực hiện các biện pháp giữ ẩm cho cây như sử dụng rơm rạ phủ gốc cây, tưới tiết kiệm… Bên cạnh đó, cần tỉa cành, tạo tán; tăng cường bón phân hữu cơ, kali và phân lân cho cây; có thể phun phân bón lá giúp cây tăng sức đề kháng và khả năng chịu hạn. 

Chi hàng chục triệu đồng mua nước ngọt cứu cây

Đến nay, tổng thiệt hại do hạn mặn gây ra tại ĐBSCL đối với lúa vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 (ảnh hưởng trên 30% năng suất) khoảng 39.000ha.

Bộ NNPTNT cũng thông tin, nguồn nước ngọt tích trữ cho việc tưới cây đang cạn dần. Nếu hạn mặn còn tiếp tục kéo dài, nhiều vườn cây trồng ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Hiện nhiều hộ nông dân đang phải mua nước ngọt từ các vựa nước với giá từ 50.000 - 100.000 đồng/m3 để dùng cho sinh hoạt và tưới cây. Có vùng bị xâm nhập mặn nhiều, xa nguồn nước ngọt, giá nước lên đến 150.000 đồng/m3 như tại Bến Tre.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 114


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1016475

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60024798