17:23 EDT Chủ nhật, 28/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nóng bỏng “cò” bệnh viện

Thứ bảy - 07/07/2012 10:50
Thực tế “cò” bệnh viện không chỉ là “cò ngoại” mà có cả “cò nội”, tức nhân viên y tế, cán bộ y tế về hưu. Đại diện các bệnh viện đều cho rằng, “cò ngoại” dễ dẹp, còn “cò nội” mới là vấn đề nan giải.

 

“Mất tích” bệnh nhân trước ngày mổ

“Có trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện Mắt TƯ khám, đã làm đủ các thủ tục nhập viện, chỉ chờ mai mổ. Đến ca mổ, không thấy bệnh nhân đâu, nhân viên y tế tỏa đi các khoa tìm đều không thấy. Sau điều tra ra mới biết, cò đã vào tận phòng bệnh đưa người bệnh ra bệnh viện tư để mổ”, Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương chia sẻ tại Hội nghị “nóng” về chống "cò" bệnh viện diễn ra sáng 6/7 tại Hà Nội.

 

Từ câu chuyện ông Hiệp mới thấy, cò bệnh viện lộng hành đến mức nào. Buổi họp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, phía công an cũng như đại diện các bệnh viện hiện là điểm nhức nhối về hoạt động cò mồi tại Hà Nội như: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương…
 
Cò bệnh viện: Nhẵn mặt mà chẳng làm được gì!
Cò bệnh viện hoạt động tinh vi, linh hoạt đến mức có bệnh nhân đã nhập viện chờ mổ vẫn bị lừa ra phòng khám ngoài. Ảnh minh họa: H.Hải
 
 
Ông Hiệp cũng thừa nhận, tình trạng cò bệnh viện là rất nóng bỏng tại viện mình. Cứ có giải pháp chống thì cò lại tìm ra giải pháp “chống” giải pháp rất linh hoạt nên đã lừa được nhiều người bệnh.  
 
 
“Bệnh viện có hệ thống loa phát thanh cảnh báo người bệnh, có bàn hướng dẫn đặt ở cổng trước, cổng sau, có sổ khám bệnh đăng kí độc quyền của viện nhưng chỉ tuần sau sổ giả, sổ nhái cò bán nhan nhản trước cổng viện, phối hợp với công an phường chụp ảnh các đối tượng cò và dán lên bản tin để bệnh nhân biết sau lại phải gỡ đi vì bị cò kiện,…Thậm chí, sau vụ dán ảnh cò có một chiến sĩ công an bị kỉ luật vì cò mồi kiện”, BS Hiệp nói.
 
 
Theo đại diện Bệnh viện K, tại viện này, thực trạng cò hoạt động cũng rất nóng bỏng. Luôn có 5-7 đối tượng cò túc trực ở bệnh viện để tiếp cận, dẫn dắt bệnh nhân, thường là các bệnh nhân ở tỉnh xa đến.
 

Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ, chính ông cũng bị cò mời trong một lần đến bệnh viện Mắt TƯ làm việc. Ông cũng tận mắt chứng kiến bệnh viện Phụ sản Hà Nội phải bóc hình ảnh cò được dán lên bản tin.

 

“Nhẵn” mặt cò mà không làm gì được là bức xúc của tất cả đại diện các bệnh viện tham gia hội nghị.
 
 
Cán bộ y tế thành “cò” bệnh viện
 

Để xử lý cò ngoại, các bệnh viện đã triển khai nhiều biện pháp như mở rộng khoa khám bệnh, khám và xét nghiệm từ 6h30 sáng, hằng ngày liên tục có loa nhắc nhở về tình trạng cò mồi, có nhân viên bảo vệ túc trực phát hiện cò sẽ tìm cách tiếp cận để cò không lừa được người bệnh… nhưng thực tế, số bệnh nhân đến viện khám vẫn bị cò lừa. Vậy nguyên nhân do đâu?

 

“Nếu không có sự tiếp tay của nhân viên y tế thì ‘cò’ cũng khó đưa người bệnh vào được bên trong. Thế nhưng chưa có báo cáo xử lý được bao nhiêu trường hợp”, Vụ phó Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang nói.

 

Tại BV Việt Đức, bệnh viện ra quy định nếu phát hiện nhân viên y tế nào móc nối với cò mồi sẽ bị phạt 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay, chưa trường hợp nào được phát hiện. Còn tại bệnh viện K mới có một bác sĩ bị nhắc nhở, khiển trách trước toàn bệnh viện với lý do tiếp tay cho “cò mồi”. Bệnh viện Bạch Mai thì quy định không cho những bác sĩ có phòng khám tư ngồi ở phòng khám bệnh để giảm sự móc nối…

 

Tuy nhiên, chính đại diện các bệnh viện cũng thừa nhận: “Cò nội là có và đó mới là cái khó xử lý, khó phát hiện” như PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ chia sẻ.
 
Cò bệnh viện: Nhẵn mặt mà chẳng làm được gì!
Tình trạng quá tải bệnh viện dễ làm nảy sinh nhiều tiêu cực, trong đó có hiện tượng "cò" bệnh viện. Ảnh: H.Hải

 

Còn tại BV Phụ sản TƯ, BS.TS Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, có những nhân viên y tế đã về hưu liên tục “nhờ” bác sĩ trong viện mổ cho người thân, người nhà. Dù biết có dấu hiệu móc nối, làm tiền nhưng tâm lý ngại vì đã từng là đồng nghiệp, cùng làm việc nên nhiều người vẫn phải nhận lời.

 

“Tâm lý đi khám bệnh ai cũng muốn tìm người quen nhờ vả cho yên tâm nên hàng ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để nhờ”, một bác sĩ đại diện BV Việt Đức chia sẻ.

 

Theo ông Quang: “Một số bệnh viện ở các nước xunh quanh rất lạ khi ở bệnh viện của Việt Nam có nạn cò mồi. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở khu vực bệnh viện nhà nước. Đây là “khuyết tật” về mặt xã hội thuộc khu vực công”.

 

Tuy nhiên ông Quang cũng không đồng tình khi đại diện các bệnh viện cho rằng chưa có chế tài rõ ràng xử lý “cò nội”. Bởi thực tế, các quy định khen thưởng cũng là một chỉ số để xử phạt nhân viên y tế vi phạm. Trong khi đó, nhiều bệnh viện cò nhan nhản nhưng cuối năm, bệnh viện nào cũng nhận danh hiệu xuất sắc”, ông Quang thẳng thắn nói.

 

Ông Nguyễn Việt Chức, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP HN cũng cho biết, nhiều quận huyện chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và cò bệnh viện nói riêng, nhiều nhân viên bệnh viện móc ngoặc với cò mồi..

 

Tổng kết hội nghị, ông Phạm Đức Mục cho rằng, cần nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng cò mồi. Nhưng quan trọng nhất là phải giảm tải. “Rõ ràng cò mồi là sản phẩm của sự quá tải bệnh viện và chỉ giải quyết được tận gốc khi nào hết quá tải. Như tại BV Mắt TƯ, diện tích bệnh viện chỉ khoảng 6.000m2 mà phải tiếp đón lượt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế lên đến 5.000 người/ngày. Tính trung bình, 1 người/1m2. Quá tải vậy, rồi ai cũng có tâm lý khám sớm, khám nhanh càng tạo điều kiện cho cò hoạt động”, ông Mục nói.

 

Vì thế, ngoài các biện pháp giảm tải cần tăng hình phạt khi phát hiện để có sức răn đe. Ngoài ra, Bộ Y tế xem xét lại chính sách bảo hiểm y tế khi bệnh nhân vượt tuyến vẫn được hưởng 30% viện phí nên người bệnh sẵn sàng vượt lên tuyến trên để giảm tình trạng quá tải…

 

Hồng Hải

Theo Dân Trí


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 58801

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1363727

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65349671