11:30 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các bước quản lý lợn nái thành công

Thứ tư - 10/02/2016 07:29

1. Chuẩn bị chuồng đẻ

Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho lợn con sơ sinh. Vệ sinh tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho lợn. Kiểm tra bóng sưởi có hoạt động tốt không , có đúng vị trí không, nhiệt độ phía trên bề mặt chuồng, tấm lót phải trên 35oC.

Các miếng lót, tấm thảm phải đặt ở vị trí chính xác. Chuẩn bị đầy đủ thuốc hỗ trợ cho nái đẻ (Oxytoxin, Amoxilin LA…). Duy trì trại đẻ thật yên tĩnh.

2. Chuẩn bị cho nái đẻ

Quản lý thể trạng nái đẻ thật chính xác ( Độ dày mỡ lưng 18-19mm). Tiêm đầy đủ Vacxin đầy đủ theo lịch phòng từ trước.

Nái mang thai từ 112 ngày ăn 1.8kg thức ăn/ngày.

3. Kiểm tra môi trường nuôi dưỡng hằng ngày.

Duy trì nhiệt độ phòng đẻ 22-24 độC. Lợn con có thể nằm thoải mái dưới khu vực đèn úm, tránh gió lùa vào, vệ sinh phân và chất thải 2lần/ngày.

4. Hỗ trợ đỡ đẻ thật cẩn thận

Cần phải cẩn thận lưu ý các con nái có tiền sử đẻ khó. Cần hỗ trợ đỡ đẻ các con nái đẻ non và đẻ khó.

5. Quản lý giảm số lợn chết

Cần nắm rõ các nguyên nhân khiến lợn con chết như nái già, quá béo mập, sử dụng Oxytoxin không đúng cách (quá liều hoặc quá nhiều lần), cần ghi lên bảng các nái có tiền sử xảy thai.

Những con nái có tiền sử đẻ khó cần lưu ý khi gặp vấn đề hoặc trên 30 phút mà vẫn không đẻ được thì cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ cho nái đẻ.

6. Lợn con phải được sưởi ấm và giữ khô

Thân của lợn con mới đẻ thường rất ẩm và thân nhiệt hạ rất nhanh, vì vậy nên sử dụng tấm thảm lót và đèn úm cho lợn con.

7. Mọi lợn con phải được bú sữa đầu đầy đủ

Sữa đầu là nguồn kháng thể quan trọng từ mẹ và là nguồn cung cấp dinh dưỡng, cung cấp năng lượng sưởi ấm cho lợn con.

8. Hạn chế tối đa di chuyển lợn

Những bầy nái đẻ con ít thì nên ghép lợn con từ nơi khác vào, hạn chế tối đa di chuyển lợn.

9. Cần quan tâm đến lợn còi và bệnh

Cần quan sát lợn mỗi ngày, nhanh chóng  phát hiện lợn có vấn đề về bệnh và tập trung điều trị.

10. Đánh giá nái

Xem xét lượng cám ăn vào, làm sạch máng và cung cấp cám mới, kiểm tra lượng sữa nái, giúp nái lứa đầu uống nước dễ dàng, kiểm tra phân lợn nái, kiểm tra tình trạng vệ sinh dịch tễ. Xem xét lợn con có khỏe mạnh hay không.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 316

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 313


Hôm nayHôm nay : 40360

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 852733

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64838677