17:12 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các giải pháp khôi phục chăn nuôi sau rét

Thứ sáu - 04/03/2016 22:31
(Dân Việt) Các cơ quan chuyên môn địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện gia súc động dục để phối giống kịp thời. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác giống nhằm phát triển nhanh đàn giống có chất lượng.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), trong đợt rét kéo dài từ ngày 22.1 đến 18.2, tổng số gia súc bị chết do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn 16 tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tính lên đến 23.555 con. Để khôi phục chăn nuôi sau rét, Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo một số giải pháp:

Giải pháp về thức ăn

Các địa phương cần chủ động nguồn thức ăn cho gia súc sau rét đậm, rét hại bằng nhiều giải pháp như gieo ngô dầy làm thức ăn cho gia súc; nhanh chóng khôi phục đồng cỏ hiện có bằng việc dọn vệ sinh đồng cỏ, cắt bỏ phần thân bị hư hỏng, chăm bón để cỏ phát triển.

Người dân xã Mường Bú (Mường La, Sơn La) chăm sóc đàn trâu sau đợt rét. Ảnh:LHT

Áp dụng các biện pháp bảo quản và chế biến thức ăn thô xanh tận dụng nguồn phế phụ phẩm thân lá cây ngô, lá sắn, ngọn mía... làm thức ăn cho gia súc, không để gia súc đói sau rét đậm, rét hại.

Tăng cường nghiên cứu và triển khai trồng các loại cây cỏ, cây thức ăn phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, phát triển diện tích trồng các loại cỏ phù hợp với thời tiết khí hậu lạnh.

Giải pháp về phòng chống dịch bệnh

Chú trọng phòng và trị các bệnh sau rét đậm như tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi do thức ăn non. Thực hiện vệ sinh sát trùng khu vực chuồng nuôi, bãi chăn thả gia súc, tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm nhằm khống chế các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng và bệnh ký sinh trùng đường máu.

Đối với gia súc bị bệnh cước chân, nẻ chân cần tiến hành xử lý triệt để bằng các biện pháp kỹ thuật như lấy lá chè xanh và phèn chua đun nước phun vào phần chân móng để giảm nứt nẻ và chống kế phát các bệnh truyền nhiễm.

Giải pháp về giống

Các cơ quan chuyên môn địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện gia súc động dục để phối giống kịp thời. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác giống nhằm phát triển nhanh đàn giống có chất lượng.

Đối với các chương trình, dự án cải tạo đàn giống ở các địa phương cần quản lý và giữ đàn giống hạt nhân để nhân đàn. Các cơ quan quản lý tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp trong việc nhập giống chất lượng cao để phục vụ sản xuất.

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp về chuồng trại, kỹ thuật sưởi ấm cho gia súc khi trời lạnh, vận dụng địa hình để làm chuồng chống gió lùa. Chủ động đưa gia súc xuống vùng thấp để tránh rét.
theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864378

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64850322