19:31 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp giúp lúa phục hồi nhanh sau ngập úng

Thứ tư - 01/07/2015 21:19
Tùy theo giai đoạn lúa và mức độ thiệt hại do ngập úng mà nông dân có biện pháp cứu lúa.
Giải pháp giúp lúa phục hồi nhanh sau ngập úng

Giải pháp giúp lúa phục hồi nhanh sau ngập úng

Nếu lúa bị ngập úng dài ngày sau mưa bão, bà con cần tháo nước chống úng. Sau khi nước rút, tiến hành bón phân để lúa mau phục hồi, đẻ nhánh nhanh.

Đối với các loại lúa mùa sớm bị ngập từ 1 - 4 ngày, khi nước rút đến đâu thì rửa bùn đất bám trên lá lúa đến đó. Sau đó, nhổ lúa cấy dặm lại những nơi lúa chết, chăm sóc lúa như những ruộng bình thường.

Trường hợp bị thiệt hại trên diện rộng không thể khắc phục, bà con có thể tận dụng những nơi cao (bờ liếp, sân) làm mạ lại để cấy cho những vùng có mực nước tương đối thấp. Nên sử dụng các giống lúa cao sản có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày như OM 6162, OM 4900… Thời gian làm mạ khoảng 20 - 25 ngày (khi mạ cao khoảng từ 2,5 - 30cm). Trước khi cấy cần bón lót vôi (CaCO3) giúp hạ phèn, liều lượng 500 - 700kg vôi/ha.

Những ruộng lúa ngập úng 5 - 7 ngày hầu hết lá bị úa vàng, thối hỏng, chỉ còn thân và đỉnh sinh trưởng có màu xanh. Những ruộng bị ngập úng loại này chỉ nên cứu khi lúa đang ở thời kỳ hồi xanh, đẻ nhánh (từ 7 - 35 ngày tuổi). Việc cần làm là tát cạn nước ruộng, giúp cây lúa nhanh hồi phục và đẻ bù những nhánh sau, sau đó chăm bón bình thường.

Tuyệt đối không được bón đạm hay phân hỗn hợp NPK ngay sau khi nước rút. Khi thấy cây lúa ra thêm lá non, nhổ thăm thấy gốc cây ra nhiều rễ mới màu trắng - đó là lúc bón thúc đạm tốt cho lúa. Nên bón đạm urê trộn với phân NEB-26 cân đối với kali và thêm một ít super lân giúp cây lúa nhanh hồi phục, đẻ nhánh khỏe. Nếu điều kiện cho phép (lúa cấy thưa, thẳng hàng hay sạ hàng) thì kết hợp với làm cỏ sục bùn vùi phân sâu vào đất, tăng ôxy cho lớp đất mặt giúp rễ lúa sinh trưởng nhanh.

Nguồn: báo Bạc Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 768146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64754090