11:13 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạn chế tôm bệnh khi mưa lớn trái mùa

Chủ nhật - 03/05/2015 21:37
Bên cạnh những chuỗi ngày nắng nóng, trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, sẽ xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa, ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi. Mưa trái mùa có thể làm tôm bị sốc nặng, đục cơ rồi rớt đáy chết do biến động môi trường nước.

Tác động

Nước mưa có tỷ trọng nhẹ hơn nước lợ trong ao tôm và có pH thấp nên thường nổi trên mặt nước, dù ao tôm có chạy quạt hay không, nhất là ở những ao nước sâu. Khi mưa lớn nước trong ao tôm thường bị phân tầng làm cho ôxy hòa tan trong nước không xuống được đáy ao. Sự thiếu hụt ôxy dưới đáy ao tôm càng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi tôm và vi sinh vật trong ao hô hấp tiêu thụ nhiều ôxy.

Quan trọng hơn, mưa lớn làm nhiệt độ, độ mặn, pH của nước ao biến động lớn và đột ngột. Mưa cũng làm cho phèn ở bờ ao tích tụ qua thời gian dài trong mùa nắng bị rửa trôi xuống dưới ao làm cho pH giảm thấp, trong khi đáy ao thiếu ôxy hòa tan nên bùn đáy ao sinh ra nhiều khí H2S và tính độc loại khí này cũng tăng cao. Sự thay đổi đột ngột các yếu tố thủy lý hóa nói trên làm cho tôm bị sốc nặng nên tôm co mình búng khỏi mặt nước rồi bị cong thân, đục cơ và rớt đáy chết.

Bổ sung Vitamin C và khoáng cho tôm khi trời mưa - Ảnh: Huy Hùng

 

Cách khắc phục

Để hạn chế thiệt hại do mưa trái mùa, người nuôi cần tăng cường chạy quạt, rút bỏ lớp nước mặt ngay trong khi mưa. Đối với ao nuôi tôm vùng đất phèn thì rút bỏ cả nước mặt và lớp nước đáy, đánh thêm vôi cho ao với liều lượng 10 kg/1.000 m3 nước ngay trong khi mưa lớn để tránh những biến động đột ngột về môi trường ảnh hưởng đến tôm nuôi. Ngoài ra, có thể tạt thêm xuống ao Vitamin C và khoáng tạt, đồng thời giảm hoặc ngưng cho tôm ăn trong và sau những cơn mưa lớn.

Những cơn mưa trái mùa thường xuất hiện đột ngột nên người nuôi tôm thường không có đủ dụng cụ, hóa chất cần thiết để xử lý ngay môi trường ao tôm. Để môi trường nước luôn ổn định, tránh bất lợi cho tôm nuôi trước những cơn mưa lớn trái mùa, người nuôi tôm cần phải chủ động dự trữ vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước. Ở vùng đất phèn, cần rải vôi quanh bờ ao để phòng phèn bị rửa trôi xuống ao tôm trong những cơn mưa lớn trái mùa.

Đồng thời, người nuôi tôm nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa nước ao tôm và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, định kỳ bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất vào thức ăn tôm nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu thời tiết bất thường. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi sẽ kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh, nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ tăng cao. 

>> Năm 2015, thời tiết dự báo diễn biến phức tạp với sự xuất hiện những cơn mưa trái mùa hay chuyển mùa. Người nuôi cần theo dõi dự báo thời tiết; từ đó chủ động ứng phó, có giải pháp phòng tránh thiệt hại.

Quang Trí 
Nguồn: thuỷ sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 40957

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 750454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64736398