09:23 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăm sóc lợn con sau sinh

Chủ nhật - 22/05/2016 09:49
Từ sau sinh đến một tuần tuổi, lợn thường mẫn cảm với các yếu tố bất lợi từ bên ngoài, nên rất cần cách chăm sóc sạch sẽ và dinh dưỡng tốt.

Thực hiện đỡ đẻ và lau khô dịch nhầy trên cơ thể và trong miệng lợn con bằng rẻ mềm sạch. Sau đó xoa bột lăn khắp cơ thể cho lợn con để nhanh khô và vùng rốn đỡ bị nhiễm trùng, đặc biệt vào mùa lạnh cần dùng bột lăn Mistral của công ty Pháp để chống lạnh tốt; cắt dây rốn và cho lợn vào lồng úm đã được chuẩn bị trước đó.

 ky thuat cham soc lon con sau sinh hinh anh 1

Lợn con tập ăn

Lồng úm được sử dụng bóng đèn hồng ngoại 100W, luôn đủ độ ấm là 30 - 32 độ C, bên dưới có sàn lót gỗ khô sạch và được đặt gần nơi lợn mẹ. Chú ý loại thải những con bị dị tật ở chân, mắt (nếu có) để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sau này.

Trong vòng 24 giờ sau đẻ, cần cho bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Cho con có thể trạng nhỏ bú hàng vú đầu tiên, con có thể trạng to thì bú hàng vú cuối. Lợn con bú sữa đầu sớm cũng có tác dụng kích thích lợn mẹ tăng tiết sữa và sản sinh Oxytocin để tăng cơn co bóp tử cung đẩy hết chất sản dịch còn sót lại ra ngoài.

Lợn con được 2 đến 3 ngày tuổi, tiến hành bấm răng nanh và bấm đuôi; kiểm tra phát hiện kịp thời xem lợn con có bị đi ngoài ra phân trắng bằng cách đứng tại cửa chuồng cảm quan mùi vị hoặc động thái lợn con lúc mẹ cho bú. Nếu có mùi hôi tanh khác thường là trong đàn đã có một vài con bị, chính các con đó sẽ chạy ra góc chuồng để đi ngoài khi vừa ngậm bú.

Nguyên nhân chủ yếu do sữa của lợn mẹ quá nhiều và giầu dinh dưỡng. Bệnh sẽ nhanh chóng lây lan cả đàn, gây kém sắc và gầy dộc, lông dựng đứng, ho khan, không chịu đi chơi và nằm chồng chất lên nhau. Cuối cùng bỏ bú và chết cả đàn.

Biện pháp khắc phục là điều tiết ngay chất lượng sữa qua việc giảm khẩu phần ăn của lợn mẹ từ 1 đến 3 bữa liền, tùy theo mức độ. Sau đó lại cho mẹ ăn đủ theo khẩu phần quy định.

Lợn con được 3 đến 4 ngày tuổi, cần hoà men vi sinh E.lac cho uống và tiêm thêm sắt (Ferdextran) theo đúng hướng dẫn trên bao bì nhằm phòng bệnh tiêu chảy, bệnh thiếu máu và còi cọc ở lợn con.

Khi được 5 đến 7 ngày tuổi, cho lợn con tập ăn với loại cám nhằn chuyên dùng cho lợn con từ 7 ngày tuổi trở lên, theo nguyên tắc ăn ít và chia làm nhiều bữa/ngày. Đầu tiên chuẩn bị máng ăn sạch sẽ, rắc vài viên cám cho lợn con ăn quen dần sau đó tăng lượng lên dần dần.

* Chú ý: Chuồng trại luôn được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, thực hiện “thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông”.

 
 

Nguyễn Hồng Hải

Nguồn: Nông Nghiệp Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 43632

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64885845