15:29 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật khử trùng chuồng trại và trứng ấp

Thứ năm - 25/02/2016 20:39
(Người Chăn Nuôi) - Khử trùng chuồng trại và trứng ấp được coi là biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.

Kỹ thuật phun khử trùng chuồng trại

Chuẩn bị

Để giảm thiểu hóa chất tiếp xúc với cơ thể, người thực hiện việc phun và xông khử trùng cần phải mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay cao su dài đến khuỷu tay, đeo kính bảo hộ và khẩu trang phòng hóa chất hoặc sử dụng mặt nạ phòng độc, đi ủng cao su.

Để đạt được hiệu quả khử trùng cần rửa sạch chất bẩn trước khi khử trùng. Sử dụng chất khử trùng đúng nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và khử trùng hết toàn bộ bề mặt chuồng trại và tránh phun vào vật nuôi.

Nồng độ chất khử trùng và thời gian tiếp xúc của hóa chất với bề mặt cần khử trùng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của khử trùng. Vì vậy, việc tính toán chính xác lượng chất khử trùng và lượng nước cần dùng để tạo nên dung dịch chất khử trùng đúng tỷ lệ khuyến cáo. Trung bình, lượng dung dịch cần dùng để phun khử trùng khoảng 0,3 lít/m2.

kỹ thuật khử trùng chuồng trại và trứng ấp - chăn nuôi

Phun thuốc khử trùng chuồng trại - Ảnh: Tất Sơn

 

Các bước thực hiện

Làm sạch và khử trùng là hai việc quan trọng trong quá trình thực hiện an toàn sinh học cho đàn gia cầm sinh sản.

Chuyển hết toàn bộ gia cầm (nếu có) ra khỏi khu vực cần vệ sinh sau đó thu gom toàn bộ chất thải, rác thải. Dùng chổi, bàn chải, xẻng, hay khí nén để loại bỏ bụi, đất và các chất hữu cơ khô trên bề mặt thiết bị, dụng cụ, và chuồng nuôi. Sau đó, dùng xà phòng và nước làm ướt thiết bị, dụng cụ và diện tích cần vệ sinh và cọ rửa để loại trừ các chất hữu cơ cũng như bùn đất và chất nhờn. Chờ khi bề mặt thiết bị, dụng cụ, và chuồng nuôi khô, lúc đó mới tiến hành phun khử trùng. Phun khử trùng lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất và liều lượng là 3 lít dung dịch đã pha phun khử trùng cho 10 m2

 

Xông khử trùng trứng giống

Trứng giống cần phải được xông khử trùng trong tủ xông bằng khí formaldehyde được tạo ra do phản ứng hóa học khi kết hợp giữa dung dịch formol với thuốc tím trong tủ xông trứng. Tủ xông trứng thường được làm bằng inox, xây bằng gạch và xi măng, tôn mạ kẽm hoặc gỗ. Dung dịch formol và khí formaldehyde rất nguy hiểm nên cần phải rất thận trọng khi sử dụng. Vì vậy, tủ xông cần phải rất kín để hạn chế tối đa sự rò rỉ khí độc trong quá trình xông và có quạt hút khí để đảm bảo toàn bộ khí formaldehyde được thoát hết trước khi mở tủ. Tủ xông trứng có ống thoát khí được gắn với quạt hút khí, độ dài ống vượt khỏi mái nhà để tránh khí độc tiếp xúc với người khi thoát ra.

Xông khử trùng trứng tốt nhất là ngay sau khi thu nhặt trứng, không xông khử trùng khi vỏ trứng đang còn ẩm ướt. Đặc biệt, không xông khử trùng trứng bằng khí formaldehyde trong trường hợp phôi đã phát triển trong vòng 96 giờ đầu tiên và khi trứng đã mổ vỏ.

Lượng formol và thuốc tím cần dùng cho 1m3 thể tích tủ xông là 40 ml formol (40%) và 20 g thuốc tím. Trứng trước khi đưa vào tủ xông cần được xếp vào khay hoặc sọt rồi để trên giá trong tủ xông.

Thuốc tím và formol sau khi cân, đổ vào bát chứa bằng sành, sứ hoặc inox có đáy nhỏ, miệng rộng, để phần hóa chất tập trung vào phần đáy. Thể tích của bát bằng khoảng 10 lần so với tổng thể tích của thuốc tím và hóa chất. Sau đó, đóng chặt cửa tủ và treo biển báo nguy hiểm ở cửa. Thời gian xông trứng trong vòng 15 - 20 phút. Bật quạt đảo khí (nếu có) trong thời gian xông. Sau thời gian xông, bật quạt hút khí và mở nắp thông khí, để tiếp 20 phút trước khi mở cửa tủ, tháo biển báo và đưa trứng về khu vực ấp hoặc kho bảo quản.

>> Khử trùng có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp khác. Đồng thời, cần thực hiện khử trùng đúng thời điểm, định kỳ khi chưa có dịch và khẩn trương, triệt để khi có dịch.


http://nguoichannuoi.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 375

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 374


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 861810

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64847754