11:25 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn

Thứ ba - 24/05/2016 03:54
Lúc gà bắt đầu nở (ngày 20, 21)
 
Lúc gà bắt đầu nở nhặt dần các con ra. Cho mỗi mái nuôi 15-20 con. Để tránh tình trạng gà mẹ dẫn gà con còn non đi kiếm ăn, gà con dễ bị bệnh, sa hố hoặc bị chồn, cáo, diều cắp, có thể lấy nơm nhốt gà mẹ, gà con có thể chui ra chui vào, lúc lạnh tự động chui vào cho mẹ ấp. Thức ăn, nước uống của gà con để ngoài nơm để lúc đói gà con tự chui ra ăn. Sau 2 tuần (mùa đông 3 tuần) tách gà con khỏi mẹ, nuôi riêng, để gà mẹ nhanh chóng đẻ trứng trở lại.
 
Đối với gà con, cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu, khả năng điều nhiệt hạn chế, tốc độ sinh trưởng cao. Cần quan tâm:
 
Chất độn chuồng rơm thái ngắn, hoặc trấu, mùn cưa. Tốt nhất là phoi bào rải dày 10-15cm, khô ráo, sạch.
 
Máng ăn: Bằng mẹt đan hoặc máng tôn vuông cao 40cm, rộng 40cm, dài 60cm cho 100 gà mới nở.
 
Máng uống: Dùng chậu sành, trên đan 1 cái nơm nhỏ úp vừa chậu, đề gà ờ ngoài thò mỏ vào uống mà không nhúng chân vào được. Có thể sử dụng các chai đựng đầy nước úp ngược vào đĩa. Trong chai cắm 1 cái đũa dài hơn chai để nước tự do chảy dần từ chai xuống đĩa. Gà uống đến đâu, nước chảy tiếp đến đấy.
 
Hàng ngày rửa sạch máng uống, quét sạch máng ăn.
 
Nhiệt độ:
 
Gà 21-30 ngày tuổi nhờ mẹ ấp ủ cho nên sau 3 tuần đã tách khòi mẹ, cần bố trí phòng nuôi có nhiệt độ 26- 28°c. Cứ 10 ngày sau lại giảm 3-5°. Mùa hè nhiệt độ sưởi so mùa đông giảm 2-3°. Chính xác nhất là quan sát đàn gà. Nếu gà túm tụm vào nguồn nhiệt kêu chim chíp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại sửn sơ ăn uống bình thường là nhiệt vừa đủ. Gà 2 tháng tuổi nhiệt độ thích hợp là 20°C.
 
Mật độ (số gà nhốt trong 1 m2 chuồng)
 
Tuổi: 20-30 ngày 31-45 ngày 46-60 ngày
Mật độ: 20-25 con 15-20 con 12-15 con
 
Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.
Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp 65-70%. Lúc nền chuồng bị ẩm, thay ngay chất độn cho chụồng khô ráo.
Ánh sáng: Dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5m với cựờng độ ánh sáng tuỳ theo tuổi gà như sau:
 
Tuổi: 1-20 ngày 21-40 ngày 41-66 ngày
Tuổi: 5Wtf 3 w/m2 1,4 w/m2
 
Thời gian chiếu sáng: 1-2 tuần đầu chiếu sáng 24/24 giờ. Sau đó cứ mỗi tuần giảm 20-30’. Gà thả vườn sau 3 tuần cho ra ngoài tắm nắng một ngày khoảng 15- 20’. Đến 5 tuần cho tự do ra vào. Gà chỉ thả ra sân vào ban mai lúc sương đã tan.
Chuồng cần làm hướng nam hoặc đông nam, thoáng mát, mùa hè, ấm áp mùa đông.
 
Nuôi dưỡng gà con
 
Nên chọn những thức ăn có sẵn ở địa phương giá rẻ và có nhiều loại thức ăn để hỗ trợ chất dinh dưỡng cho nhau mà gà lại thích ăn.
 
 
Gà con 1-30 ngày chưa nên cho ăn rau. Nhưng nếu không có premix vitamin thì sau 30 ngày tập cho ăn bèo, rau rửa sạch, thái nhỏ. Rau bèo có thể cho ăn riêng hoặc trộn lẫn với thức ăn hỗn hợp. Gà sau 1 tháng tuổi tập cho ăn thóc mọc mầm, ban đầu băm ngắn, tiến tới cho ăn nguyên hạt.
 
Lượng thức ăn 1 ngày đêm:
 
 
Số bữa ăn: Ngày cho ăn 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ, cho ăn đúng giờ quy định.
 
Như trên đã trình bày, giai đoạn gà con (1-2 tháng tuổi) cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém, vì vậy đối với một sô bệnh đã có vacxin phòng, cần nghiêm túc thi hành như:
 
Marek (u cục ở phủ tạng, da, mắt, thần kinh).
 
Gumboro (phân loãng có bọt khí, nằm liệt, các cơ xuất huyết, đặc biệt túi Fabricms gần lỗ huyệt sưng to hoặc chứa đầy máu).
 
Đậu (có những nốt màu xám ở mào, chân, mắt). Newcastle (ỉa phân xanh, đầu nghẹo, kêu “toóc tróc”).
 
Ngoài ra nên đề phòng một số bệnh như sau:
 
Chống bạch ly, hen gà truyền qua phôi và các stress.
 
Cho uống lúc gà bắt đầu xuống chuồng (1 ngày tuổi). Stress-ban 10gr + Streptomycin 1gr + 1,5 lít nước cho 400-500 gà 1 ngày tuổi uống/1 ngày. Liên tục 3 ngày. Kết hợp với: 10ml vitamin A hoặc ADE3, B.complex trộn với 500-600 g thức ăn hỗn họp cho 500 gà. Liên tục 3 ngày.
 
Phòng trị cầu trùng và các bệnh nhiễm khuẩn (7 ngày tuổi trở lên). Cocci – stop.ESBg hoặc Anti – coccid:
 
1 gói 20g pha với 20 lít nước cho 100kg gà uống trong 1 ngày. Liên tục 3 ngày. Nếu có hiện tượng phân gà sống lẫn bọt khí, có màu sáp nâu hoặc máu tươi thì phải tăng gấp đôi liều lên. Có thể kết hợp tiêm bẳp 0,3ml kanamycin 10%/1 lần/ngày. Dùng trong 2-3 ngày bệnh có thể khỏi.
 
Phòng trị hen gà: Cần giữ chuồng thật khô ráo. Liều phòng: Dùng 1g Anti-CRD pha 1 lít nước cho uống vào các ngày 9-12, 18-21, 28-30, 38-40 ngày tuổi. Liều chữa: gấp đôi.
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 335

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 334


Hôm nayHôm nay : 48642

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 904911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64890855