21:33 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mẹo hay: Chế thuốc BVTV từ lá xoan

Thứ năm - 09/07/2015 03:54
Sử dụng các loài cây thảo mộc có chứa chất độc như lá, quả xoan...làm thuốc trừ sâu vừa có tác dụng tiêu diệt sâu hại cây trồng vừa khắc phục được những mặt trái do thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học gây nên.

Phương pháp nhận biết

- Quan sát dịch nhựa của cây: Nếu thấy dịch nhựa cây có mùi nồng, làm cho da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch cây đó có chứa độc tố (như cây ruốc cá, hạt cây củ đậu...).

- Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay... nói chung là khó ngửi. Ví dụ như lá và vỏ của cây xoan, lá cây thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược...

Meo hay: Che thuoc BVTV tu la xoan
Lá, quả xoan chứa nhiều độc tố có thể làm thuốc BVTV.

 

- Theo dõi những loài động vật nhỏ sống xung quanh cây (nhện, kiến...), nếu không thấy động vật nhỏ sống quanh cây và lấy cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa độc tố có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).

Phương pháp thu hái

Phương pháp này phụ thuộc vào từng loài cây và các bộ phận có chứa độc tố của cây. Có loài cây chứa chất độc ở rễ như cây ruốc cá, có loài cây chứa độc tố ở hạt như hạt na, hạt cây củ đậu..., có loài cây chứa độc tố ở lá và thân như lá xoan, lá cây thuốc lá thuốc lào...

Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây để thu hái khi các bộ phận của cây có chứa hàm lượng độc tố cao nhất nhằm làm tăng hiệu quả diệt trừ sâu hại.

Phương pháp chế biến

Dùng các biện pháp thủ công mà mọi người có thể áp dụng:

- Ngâm lấy nước: Sau khi thu hái bộ phận của cây có chứa độc tố cần rửa sạch, thái nhỏ ngâm trong nước sạch (thau, xô, chậu...) sau đó đậy kín lại. Thời gian ngâm tùy thuộc từng loại cây, thông thường từ 1 - 2 ngày. Trong lúc ngâm có thể đảo mạnh tay để chất độc thoát ra tan vào nước. Ngâm xong lọc lấy nước để dùng.

- Nấu: Sau khi thu hái bộ phận cây có chứa độc tố cần rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đun sôi từ 1 - 2 giờ. Nấu xong gạn lấy nước, khi phun có thể hòa thêm với nước sạch (tùy theo độ đậm đặc của nước thuốc).

- Ép lấy nước: Thu hái xong rửa sạch bộ phận của cây, thái nhỏ, ngâm vào nước trong từ 5 - 10 phút sau đó say nát và ép lấy nước.

Phương pháp này thích hợp với những loài cây có chứa chất độc trong dịch cây như rễ cây ruốc cá, lá xoan, quả xoan...

Chú ý: Những thuốc được chế biến từ cây thảo mộc không được để lâu sẽ mất tác dụng diệt sâu, vì vậy khi nào cần mới thu hái, chế biến và sử dụng.

Phương pháp sử dụng

Tùy theo đối tượng sâu hại trên từng loại cây trồng cụ thể mà ta sử dụng nồng độ đặc, loãng khác nhau.

Khi pha chế và sử dụng các loài thuốc từ cây thảo mộc có thể cho thêm một ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc.

Theo: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 772248

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64758192