17:16 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mẹo hay: Đeo chuông cho… bò

Chủ nhật - 06/03/2016 01:19
(Dân Việt) Những con bò ở Ninh Thuận được cột dây xung quanh cổ, trên dây có gắn những cái chuông kêu bằng sắt, gỗ để khi di chuyển sẽ phát ra âm thanh lớn để người chủ dễ dàng nhận biết từ cách đó tận 250m.

Trong khi người nuôi cừu ở Ninh Thuận có mẹo sơn đủ màu lên đàn cừu hàng trăm con để tránh thất lạc thì những người nuôi dê cũng có bí quyết riêng độc đáo để kiểm tra, quản lý đàn bò của mình.

meo hay: deo chuong cho… bo hinh anh 1

Nhờ nghe tiếng chuông khi bò di chuyển mà người nuôi, chủ trang trại dễ dàng nhận biết đàn bò của mình

Nông dân tỉnh Ninh Thuận thường chăn nuôi bò theo kiểu bày đàn ở trong rừng núi nên rất khó quản lý, mỗi con có tập tính khác nhau, trong đàn có một số con chạy nhiều, tạp ăn nên càng khó quản lý hơn. Để dễ dàng kiểm tra những con bò này các chủ trang trại, người chăn nuôi lấy dây cột xung quanh cổ con bò, trên dây có gắn những cái chuông kêu bằng sắt, gỗ để khi di chuyển sẽ phát ra âm thanh lớn để người chủ dễ dàng nhận biết. Âm thanh của chuông có thể phát ra xa với khoảng cách từ 200 – 250m.

Anh Cù Sao Thành (xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) nuôi 14 con bò, trong đó có 12 con bò cái và 2 con bò đực. Anh thường thả chung với những đàn bò khác xung quanh các đồi núi. Trong đàn bò của anh có 1 con bò cái rất tạp ăn, chạy nhiều, trọng lượng bò này to vượt trội hơn so với các con khác trong đàn, có sức khỏe tốt, khi con bò này di chuyển những con khác trong đàn sẽ chạy theo. Nếu không gắn chuông thì tìm kiếm rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

meo hay: deo chuong cho… bo hinh anh 2

Chiếc chuông được gắn trên một con bò tạp ăn

Được các chủ chăn nuôi khác mách bảo, anh đã cột dây lên cổ bò gắn với chuông khi di chuyển tạo ra tiếng động trên 200m vẫn nghe được nên anh rất dễ nhận biết đó là đàn bò của mình. Nhờ áp dụng thành công “mẹo” này mà hơn 1 năm rưỡi qua anh rất dễ nhận biết đàn bò của mình. Tháng trước, có một con bò trong đàn chạy vào rừng sâu làm cho các con khác cũng chạy theo. Do sức khỏe yếu không theo kịp đàn bò, anh Thành tưởng chừng đàn bò của mình bị mất luôn không còn hy vọng nữa. Đang buồn bã loay hoay tìm thì bỗng nghe tiếng chuông bò phát ra, anh lần theo thì tìm được đàn bò của mình và lùa về nhà.

Anh Cù Sao Thành chia sẻ thêm, mỗi chủ trang trại bò đều gắn chiếc chuông có kích thước  lớn nhỏ khác nhau để tạo âm thanh khác nhau. Thông thường chuông làm từ những vật liệu bằng sắt, gỗ với các kich thước hình dạng khác nhau như: hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật.                                                                                 

theo danviet.vn
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 313


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864623

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64850567