19:17 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh long ruột đỏ "bén duyên" vùng cát trắng

Chủ nhật - 28/06/2015 23:38
Nhiều người gán cho ông biệt danh “Tư gàn” vì “đất cát khô cằn ai lại đem trồng thanh long”. Nhưng chỉ hơn 2 năm sau, họ ngỡ ngàng thán phục khi những quả thanh long đem lại vị ngọt mát trên vùng cát bạc màu. Giờ thì những nhánh thanh long ruột đỏ đang vươn dài trên vùng đất cát ven biển xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi).

“Tư gàn” trồng thanh long

Trước năm 2011, ông Trần Văn Tư (xã Phổ Quang) canh tác nhiều loại hoa màu trên hơn 5 sào đất vườn nhưng hiệu quả đạt thấp vì đất cát bạc màu và thiếu nước tưới. Ông mày mò tìm hiểu và cất công vào tận Ninh Thuận mua 45 hom giống thanh long ruột đỏ về trồng trong vườn nhà. Thấy vậy, nhiều người gán cho ông biệt danh “Tư gàn”. Ngay cả vợ con của ông cũng “ngó lơ” vì “chẳng biết bao giờ mới có ăn”. Ông cần mẫn chăm bón và mỉm cười mãn nguyện khi những nhánh thanh long phát triển xanh tốt và cho những quả ngọt đầu tiên sau hơn 2 năm vun trồng. “Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ rất đơn giản. Sau khi trồng trụ, bón lót ít phân bò xuống hố rồi trồng hom giống. Khi thanh long bắt đầu phát triển thì hòa ít phân urê tưới cho cây. Thường thì 7 ngày tưới 1 lần, nếu vào thời điểm nắng nóng thì 4 ngày tưới nước. Cứ 6 tháng thì tôi phun thuốc nhúng mùng (Fendona) để chống kiến ăn cùn ngọn, cây chậm phát triển…” – ông Tư chia sẻ.

Thanh long ruot do 'ben duyen' vung cat trang

Ông Trần Văn Tư (trái) hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây thanh long ruột đỏ. Ảnh: Đức Cường 

Giờ 100 trụ thanh long ruột đỏ trong vườn nhà ông Tư đã cho quả ngọt với trọng lượng mỗi trái từ 0,8 – 0,9kg. Hàng tháng, ông thu hoạch 2 đợt vào dịp rằm và mùng 1 âm lịch với sản lượng trung bình từ 300 – 400kg. Thanh long ruột đỏ được tư thương đến tận nhà thu mua với giá 25.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, ông Tư còn ươm giống bán cho những hộ dân trong xã. “Giờ thấy cây ra trái sum suê nên vợ và các con tôi phấn khởi lắm. Bả với mấy đứa nhỏ vui vẻ tưới nước rồi mua kéo về cắt trái và chăm bón cây. So với canh tác những loại cây trồng khác thì thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao hơn cả. Nhiều người lúc trước bảo tôi gàn nay cũng đã đến nhà mua giống và nhờ hướng dẫn kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ…” – ông Tư cho biết.

Vươn xanh trên cát trắng

Quan điểm
 
Bà Đồng Thị Kim Liên
  Hiện vườn thanh long của các hộ đang phát triển khá xanh tốt. Trong thời gian đến, Hội sẽ vận động hội viên mở rộng diện tích loại cây trồng này để tăng nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống. 
Vườn nhà bà Trần Thị Liền hiện có 20 trụ thanh long ruột đỏ trĩu quả. Hàng tháng, bà thu hoạch 2 đợt với sản lượng gần 200kg. “Trồng thanh long không tốn nhiều nước tưới, cây lại phát triển nhanh. Chỉ sau 2 năm thì cây đã ra trái và cho năng suất cao, chăm sóc cũng dễ dàng. Tôi sẽ tiếp tục trồng thêm thanh long vì loại cây này cho thu nhập cao hơn những cây khác” – bà nói.

Xã Phổ Quang hiện có khoảng 200ha bị bỏ hoang hóa do đất cát bạc màu và thiếu nước, rất khó khăn trong việc canh tác các loại cây hoa màu. Vì vậy, nhiều hộ dân đã tìm hướng chuyển đổi cây trồng cho phù hợp và họ đã chọn cây thanh long ruột đỏ. Hiện trên địa bàn xã có 27 hộ trồng loại cây này với diện tích hơn 1ha. Những vườn thanh long xanh tốt, sum sê quả ngọt trông thật hấp dẫn. Nhiều hộ đạt mức thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng. “Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Phổ Quang rất đạt hiệu quả. Vì vậy, Hội Nông dân xã đã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ giống, phân bón cho người dân trồng 5 sào. Hiện vườn thanh long của những hộ này đang phát triển khá xanh tốt. Trong thời gian đến, Hội sẽ vận động hội viên mở rộng diện tích loại cây trồng này để tăng nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống” – bà Đồng Thị Kim Liên- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phổ Quang cho biết.

Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thanh long

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 427

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 426


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 767382

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64753326