08:18 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng và chăm sóc cây nhãn chín muộn

Thứ ba - 17/09/2019 10:58
Hà Nội có hai giống nhãn muộn đặc biệt quý hiếm, ăn thơm, ngon, ngọt, cùi quả khá mềm chứ không bị khô như một số giống nhãn muộn khác đang là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà vườn.
 
10-57-22_dsc_5317
Kiểm tra chất lượng nhãn muộn để chuẩn bị xuất khẩu.
Cụ thể, giống HTM1 có nguồn gốc giống ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, quả vẹo có mầu vàng sáng, cùi dầy, giòn, nhiều nước, thơm và có mầu trắng trong, vỏ mỏng. Trung bình 105 quả/kg, tỷ lệ phần ăn được 67,0%, thời gian thu hoạch kéo dài từ 25/8 đến 20/9. Đây là giống có thời gian thu hoạch dài và muộn nhất trong tất cả các giống nhãn chín muộn tuyển chọn của Viện Nghiên cứu Rau quả.
Giống HTM2 có nguồn gốc ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, quả tròn có mầu vàng sáng, cùi dầy, hơi dai và có mầu trắng đục, vỏ dày. Trung bình 75 quả/kg, tỷ lệ phần ăn được 68,0%, thời gian thu hoạch kéo dài từ 25/8 đến 15/9.
1. Kỹ thuật trồng
1.1. Tiêu chuẩn chọn giống
Cây nhãn muộn nhân giống vô tính cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái
1.2. Thời vụ trồng
Thời vụ thích hợp trồng cây nhãn mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10). Trong điều kiện chủ động được nước tưới, trồng vào vụ thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.
1.3. Mật độ, khoảng cách trồng
Thông thường khoảng cách trồng: 5m x 6m (cây cách cây: hàng cách hàng). Mật độ: 300 - 350 cây/ha.
1.4. Chuẩn bị hố trồng
- Đào hố: Kích thước 40 cm x 40 cm x 40 cm.
Lưu ý: Đất đào hố được để riêng hai phần là tầng đất mặt và tầng đất dưới
- Bón lót
TT Chủng loại ĐVT Lượng bón cho 1 ha Lượng bón cho 1 hốc trồng
1 Phân chuồng hoai mục Kg 10.500 –17.500 30 – 50
2 Supe lân Lâm Thao Kg 350 - 520 1,0 – 1,5
  Vôi bột Kg 175 - 350 0,5 – 1
- Toàn bộ lượng phân bón lót được trộn đều với phần đất mặt và được lấp đầy trở lại hố, định vị vị trí trồng cây (tâm hố).
2. Chăm sóc nhãn thời kỳ chưa cho quả (thời kỳ kiến thiết cơ bản)
* Làm cỏ trồng xen
Sau khi trồng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm đặc biệt là trong mùa khô để cây chóng hồi phục và cây con phát triển nhanh. Độ ẩm đất thích hợp đối với vườn nhãn là 70%.
Trồng xen: Những năm đầu khi cây chưa giao tán có thể trồng xen cây họ đậu, cây rau, cây thuốc hoặc cây ăn quả ngắn ngày để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giữ ẩm cho cây. Cây trồng xen phải trồng cách gốc nhãn 0.8 - 1.0 m.
* Bón phân: Sau trồng 1 tháng tiến hành bón thúc lần thứ nhất, cứ sau mỗi đợt lộc non thành thục, lá chuyển màu xanh thì lại tiếp tục bón thúc cho cây.
+ Liều lượng bón: Tính cho cả năm
Tuổi cây Chủng loại phân bón (kg/cây)
Phân chuồng Đạm urê Lân supe Lâm Thao Kaliclorua
Cây 1 năm
Cây 2 năm
Cây 3 năm
30 - 50
30 - 50
50 - 70
0,1 - 0,2
0,2 - 0,3
0,3 - 0,5
0,7  1,0
1,0 - 1,2
1,2 - 1,5
0,2 - 0,3
0,2 - 0,3
0,3 - 0,5
 
+ Nguyên tắc bón: Bón nhiều lần, số lượng phân/lần ít.
+ Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân vô cơ được chia 4 - 5 lần bón, chủ yếu để thúc các đợt lộc, toàn bộ lượng phân chuồng được bón làm 1 lần vào cuối năm.
+ Cách bón: Hoà với nước tưới hoặc bón trực tiếp.
- Hoà các loại phân vô cơ với nước và tưới cho cây theo hình chiếu tán cây.
- Bón trực tiếp: Khi trời mưa rào có thể rắc phân xung quanh hình chiếu tán cây.
- Phân chuồng: Xẻ rãnh quanh hình chiếu tán cây để bón.
* Thường xuyên làm sạch cỏ, xới xáo nhẹ xung quanh gốc kết hợp với các lần bón phân trong năm.
* Đốn tỉa tạo hình
- Mục đích: Tạo cho cây có một thân chính chắc chắn, một khung tán vững vàng và phân bố đều trong không gian. Trong đó thân chính, các cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 và nhánh phối hợp với nhau một cách hài hoà để tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời và nguồn dinh dưỡng lấy từ đất nhằm cho quả sớm và sản lượng cao.
- Cách tiến hành: Sau khi trồng 40 - 45 ngày tiến hành cắt ngọn cành ghép cách mắt ghép 20 - 30cm, khi cây bật mầm phải tỉa bớt mầm, chỉ để lại 3 - 4 mầm khoẻ và phân bố đều về các hướng (cành cấp 1), khi cành cấp 1 dài 30 - 35cm lại tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2, cứ như vậy tới hết năm thứ hai hoặc thứ ba. Đối với những cây nhãn ra hoa sau hai năm trồng phải ngắt bỏ hoa để cho cây tập trung phát triển thân tán.
3. Chăm sóc nhãn thời kỳ thu hoạch
* Tưới nước làm cỏ cho cây
- Cần cung cấp đủ nước tưới vào 2 thời kỳ chính là thời kỳ phát triển quả vào các tháng 5 và 6 và cây chuẩn bị ra hoa, ra hoa vào các tháng 1, 2.
- Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.
* Bón phân cho nhãn
+ Liều lượng và tỷ lệ phân bón
Tỷ lệ các chủng loại phân bón N, P, K sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1: 0.5: 1 hoặc 1: 1: 2
Lượng phân bón cho nhãn ở thời kỳ mang quả
(Áp dụng cho vườn nhãn có năng suất quả trung bình)
Loại phân Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/năm)
Cây 4 - 6 năm tuổi Cây 7 - 10 năm tuổi Cây trên 10 tuổi
Phân chuồng
Đạm urê
Supe lân Lâm Thao
Kaliclorua
30 - 50
0,3 - 0,5
0,7 - 1,0
0,5 - 0,7
50 - 70
0,8 - 1,0
1,5 - 1,7
1,0 - 1,2
70 - 100
1,2 - 1,5
2,0 - 3,0
1,2 - 2,0
 
 
+ Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 đến 5 lần bón trong năm.
- Lần 1: Bón thúc hoa và nuôi lộc xuân. Bón vào tháng 2 đến tháng 3 với 30% phân đạm, 20% kali và 10 đến 20% phân lân.
Lần bón này có thể chia làm 2 đợt:
Đợt 1: Bón vào đầu tháng 2 giúp cho cây phân hoá mầm hoa tốt.
Đợt 2: Bón vào đầu tháng 3 đến đầu tháng 4 làm cho chùm hoa phát triển tốt, giảm tỷ lệ rụng quả sinh lý.
- Lần 2: Bón thúc quả: giúp quả phát triển tốt và giảm tỷ lệ rụng quả, bón vào tháng 6 đến tháng 7 với 40% phân đạm và 40% phân kali.
- Lần 3: Bón sau khi thu hoạch quả giúp cây phục hồi sinh trưởng, thúc đẩy cành mùa thu.
Bón vào tháng 8 đến tháng 9 với toàn bộ lượng phân hữu cơ và toàn bộ lượng phân đạm, kali còn lại.
+ Cách bón:
- Bón phân vô cơ (lần 1 + lần 2): Khi trời khô hạn thì hoà tan phân trong nước để tưới hoặc có thể rải phân trên mặt đất theo hình chiếu tán cây, sau đó tưới nước nếu đất ẩm.
- Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 đến 30cm, sâu 20 đến 25cm, rải phân hữu cơ xuống trước sau đố đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
 
Theo PV/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 20023

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1239852

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58831907