18:04 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ăn thịt gà để 'hạ nhiệt' thịt lợn!

Thứ hai - 23/03/2020 10:15
Chính phủ, liên bộ Công thương, NN-PTNT từ đầu năm 2020 đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách nhằm hạ nhiệt giá lợn, tuy nhiên hiệu quả đến nay chưa được như mong muốn.
Tỷ lệ tiêu thụ thịt gia cầm trên đầu người của Việt Nam hiện đang thấp hơn trung bình thế giới. Ảnh: Nguyên Huân.

Tỷ lệ tiêu thụ thịt gia cầm trên đầu người của Việt Nam hiện đang thấp hơn trung bình thế giới. Ảnh: Nguyên Huân.

Văn minh là ăn nhiều thịt gà?

Do thói quen ăn uống nên trên thế giới hiện chỉ còn lại Trung Quốc và Việt Nam thịt lợn vẫn đang chiếm tỷ lệ áp đảo trong rổ thực phẩm. Số liệu thống kê cho thấy, thịt lợn đang chiếm tới 65 - 70% trong cơ cấu bữa ăn của người Việt, thịt gia cầm 15 - 20%, số còn lại là thịt bò và thủy sản.

Trong khi đó, ở hầu hết các nước phát triển, điển hình là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… thịt lợn chỉ chiếm 25 - 30%, thịt gà 30 - 35%, thịt bò 15 - 20%, còn lại là thực phẩm khác.

Số liệu thống kê công bố mới nhất của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia cầm của Việt Nam đạt xấp xỉ 500 triệu con, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Hiện nguồn cung gà, vịt trên thị trường rất dồi dào, chủng loại đa dạng, chất lượng phong phú, đặc biệt giá bán đang khá thấp.

Do đó, phát động phong trào tăng cường ăn thịt gia cầm thành công sẽ là mũi tên trúng nhiều đích. Đầu tiên, sẽ trực tiếp giảm bớt áp lực nhu cầu lên nguồn cung thịt lợn đang thiếu hụt.

Tiếp đến, giúp tái cơ cấu ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp theo chuỗi từ con giống tới giết mổ, chế biến, phân phối, bán lẻ. Bởi giảm lợn, tăng thị phần gia cầm chính là mục tiêu trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN-PTNT.

Một lợi ích nữa của việc tăng cường tiêu thụ thịt gia cầm giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi lợn bởi đặc tính của con gia cầm sử dụng và thải ra ít nước hơn con lợn.

Thực tế, gốc văn hóa của người Việt là “cơm gà, cá gỡ”, khi xưa chỉ dịp lễ, tết, giỗ chạp, cưới xin mới có thịt lợn để ăn. Sau này với sự hội nhập của các giống lợn ngoại năng suất cao cùng các doanh nghiệp chăn nuôi FDI người Việt mới ăn nhiều thịt lợn hơn.

Do đó, ở thời điểm giá lợn nóng hừng hực như hiện nay, Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các Bộ, ngành, địa phương phát động phong trào tăng cường ăn thịt gia cầm chắc chắn nhận được sự đồng thuận rất cao từ người dân và xã hội.

Phát động phong trào tăng cường ăn thịt gia cầm là giải pháp có thể triển khai ngay trong lúc chờ đợi việc tái đàn chăn nuôi lợn phát huy công dụng. Ảnh: Nguyên Huân.

Phát động phong trào tăng cường ăn thịt gia cầm là giải pháp có thể triển khai ngay trong lúc chờ đợi việc tái đàn chăn nuôi lợn phát huy công dụng. Ảnh: Nguyên Huân.

Tái đàn lợn cần thời gian

Đến thời điểm này, phải nhấn mạnh, khẳng định là Bộ NN-PTNT cơ bản hoàn thành việc giữ được cơ cấu ngành chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi lợn vượt qua cơn bão dịch tả lợn Châu Phi năm 2019.

Dù không tránh được những thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, nhưng nhìn chung đàn lợn hạt nhân cụ kỵ, ông bà và phần lớn lợn bố mẹ đến nay vẫn được an toàn, tiền đề cốt lõi để khôi phục, tái đàn.

So với Trung Quốc, Việt Nam thành công hơn trong việc đối phó với dịch tả lợn Châu Phi khi tỷ lệ thiệt hại, tiêu hủy thấp hơn, thời gian khống chế được dịch nhanh hơn.

Cần thêm thời gian để việc tái đàn chăn nuôi lợn tác động được tới thị trường. Ảnh: Nguyên Huân.

Cần thêm thời gian để việc tái đàn chăn nuôi lợn tác động được tới thị trường. Ảnh: Nguyên Huân.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế, dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam khiến đàn lợn nái bố mẹ bị tiêu hủy, bán tháo dưới dạng lợn thịt không phải là nhỏ, lại tập trung chủ yếu ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ lẻ nên nguồn giống lợn thịt giờ đã tập trung chủ yếu trong tay các doanh nghiệp lớn nên giá đang rất cao.

Để bình ổn giá lợn tại Việt Nam hiện nay, gốc rễ của vấn đề ai cũng biết là khâu tái đàn. Các giải pháp tình thế trước mắt như tăng nhập khẩu, mở cửa thị trường mới cũng chỉ mang hiệu ứng tâm lý nhất thời, bởi nguồn cung thị trường thịt lợn toàn cầu cũng giảm 10 - 15%, giá bán tăng 30 - 40% nên không phải muốn nhập là có ngay.

Đó là chưa kể chi phí vận chuyển tăng cao trong thời điểm dịch Covid-19 lan rộng, thói quen ít ăn thịt đông lạnh của người Việt cũng là rào cản lớn đối với doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn hiện nay dù Bộ NN-PTNT đã tạo điều kiện tối đa về thủ tục. Chia sẻ của đại diện Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga, chi phí vận chuyển hiện chiếm tới 30 - 35% giá thành thịt lợn xuất khẩu từ Nga vào Việt Nam hiện nay, thời gian di chuyển lâu nhất mất tới 45 ngày.

Khác với gia cầm, lợn có vòng đời dài hơn nhiều. Nếu tính từ lúc mua nái hậu bị về nuôi, phải mất 10 - 12 tháng sau mới cho ra sản phẩm cuối cùng là con lợn thịt nặng trên 100kg bán ra thị trường. Từ đó có thể dự báo được nguồn cung thịt lợn tại Việt Nam sẽ chỉ ổn định bắt đầu từ nửa cuối năm 2020.

Nhưng cái khó của Chính phủ, Bộ NN-PTNT là giá lợn nếu tiếp tục neo ở mức cao quá lâu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước, bằng chứng là CPI tháng 1 và tháng 2 đều trên 5%, vượt mức Quốc hội giao chỉ tiêu cho Chính phủ năm 2020.

Việc chỉ số CPI tăng mạnh sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu tới kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát cùng nhiều lĩnh vực quan trọng khác của đất nước. Do đó, Chính phủ, Bộ NN-PTNT không thể ngồi chờ giá lợn xuống song song với kết quả mà lộ trình tái đàn chăn nuôi đạt được.

Các chính sách tình thế Chính phủ, liên Bộ NN-PTNT, Tài chính, Công thương đang và đã tính đến để hạ nhiệt ngay giá lợn là giảm thuế nhập khẩu, tăng cường nhập thịt lợn, ban hành các gói tín dụng cho tái đàn chăn nuôi lợn, các địa phương đẩy mạnh quy hoạch và bố trí quỹ đất dành cho chăn nuôi lợn, đặc biệt giải pháp có thể triển khai được ngay mà không phải tốn bất cứ chi phí nào là phát động toàn dân ăn thịt gia cầm.

Do ảnh hưởng của Covid-19 nên các nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, trường học, hội đàm phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa khiến giá gia cầm sau Tết Canh Tý giảm, từ đó có luồng quan điểm nhận định nguồn cung gia cầm đang dư thừa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung thịt lợn vẫn đang thiếu, nếu đánh giá, dự báo không tốt về cung cầu gia cầm, tới đây khi dịch Covid-19 giảm, hoạt động sản xuất, sinh hoạt trở lại bình thường mà nguồn cung gia cầm lại cũng thiếu hụt như thịt lợn, áp lực lên CPI sẽ còn lớn hơn nữa.   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 47473

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1267302

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58859357