22:33 EDT Thứ hai, 14/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng: Chuyển đổi cơ cấu, nâng giá trị thu nhập

Chủ nhật - 25/08/2013 00:16
Sau khi nhận được phản ánh từ một số địa phương về tình trạng nông dân bỏ ruộng, thậm chí trả lại ruộng, Bộ NN&PTNT mới đây đã yêu cầu các địa phương thống kê diện tích đất bị bỏ hoang để Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ.


Theo các chuyên gia kinh tế nông nghiệp, đây không phải là chuyện mới mà đã từng xảy ra do sản xuất nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, chi phí đầu vào cao… Vì vậy, Nhà nước cùng ngành nông nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm có cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này, bảo đảm đời sống cho người dân cũng như an ninh lương thực quốc gia.

 


Hàng nghìn héc ta đất trồng lúa bị bỏ hoang 

Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, trung bình mỗi địa phương có trên 100ha, có nơi lên tới 200ha đất nông nghiệp bỏ hoang. Như vậy số diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang của cả nước phải lên tới vài nghìn héc ta (tính riêng tại 6 tỉnh miền Bắc và miền Trung đã có trên 1.000ha). Đây là vấn đề lớn cần sớm khắc phục bởi nông nghiệp vẫn đang là ngành trụ cột của nước nhà. Trong khi nông dân nhiều nơi có nhu cầu mở rộng sản xuất, tận dụng từng tấc đất để thâm canh, gia tăng sản xuất thì tình trạng bỏ ruộng và trả ruộng (xuất hiện ở cả những địa phương có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp) tác động rất lớn đến nền sản xuất nông nghiệp và tạo tâm lý bất ổn tại các địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất. Đây là vấn đề cần khẩn trương xem xét để tìm ra phương án khắc phục.

Lý giải về nguyên nhân, hầu hết các chuyên gia kinh tế nông nghiệp đều cho rằng, vấn đề thu nhập chính là rào cản lớn nhất đẩy nông dân xa rời đồng ruộng. Những năm gần đây, kinh tế trong nước và thế giới đang đứng trước những khủng hoảng, giá vật tư, phân bón không ngừng tăng cao, người nông dân phải chịu thêm nhiều chi phí, đầu ra cho sản xuất thì bấp bênh, nhiều sản phẩm không được xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nên giá trị xuất khẩu thấp. Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ NN&PTNT, ở Đồng bằng sông Hồng, trung bình mỗi hộ được giao từ 6 sào ruộng. Nếu nông dân chỉ cấy 2 vụ lúa với giá trị sản xuất ước tính 4,5 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí mỗi hộ chỉ lãi 2,2 triệu đồng/năm, chỉ đơn thuần trồng lúa thì rất khó thoát nghèo. Đặc biệt, theo báo cáo của 46 tỉnh, thành phố và kết quả điều tra của cơ quan này, bình quân mỗi hộ phải chịu từ 30 đến 40 khoản đóng góp, với mức 250 nghìn đến 800 nghìn đồng/năm. Nhiều nơi, hộ nông dân chịu hơn 20 khoản đóng góp do xã và các tổ chức thu, mức thu bình quân 300 nghìn đến 500 nghìn đồng/hộ/năm và khoảng 10 khoản phí dịch vụ do HTX thu, với mức 200 nghìn đến 300 nghìn đồng/hộ/năm. Như vậy, ngoài giá cả vật tư nông nghiệp tăng, nông dân còn phải chịu quá nhiều khoản phí. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT cho rằng, ngành nông nghiệp cần nhanh chóng tái cơ cấu ngành, những nơi không thuận lợi trồng lúa có thể chuyển sang cây trồng khác song phải ổn định và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, sau 5 năm điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố hiện là hơn 188.600ha. Trong đó, diện tích trồng lúa cả năm (2 vụ) đạt 204.000ha; năng suất bình quân đạt 58,80 tạ/ha; sản lượng bình quân xấp xỉ 1,2 triệu tấn/năm, chiếm 2,75% sản lượng lúa toàn quốc. Tại một số huyện ngoại thành, tình trạng nông dân bỏ ruộng có xảy ra nhưng rất ít. Đa phần là diện tích đất lúa bỏ hoang là đất xen kẹt giữa khu đô thị, khu công nghiệp, hệ thống giao thông, thủy lợi bị phá vỡ không đủ điều kiện để sản xuất. Có thể nói, Hà Nội là địa phương có tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhanh và hiệu quả. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hoàng Thanh Vân, đối với diện tích thuận lợi trồng lúa, Hà Nội đã đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống lúa chất lượng cao (hiện thành phố có 40 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 11 huyện ngoại thành, tổng diện tích 47.000ha, giá trị đạt vài trăm triệu đồng/ha). Đối với vùng đồi gò, vùng bãi, ngành nông nghiệp tập trung phát triển cây ăn quả đồng thời mở rộng diện tích trồng hoa chất lượng cao; phát triển các khu chăn nuôi, trang trại tập trung xa dân cư. Đặc biệt, thời gian qua Hà Nội đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa nên nông dân tích tụ được ruộng đất, hình thành nhiều vùng sản xuất giá trị kinh tế cao. 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, để nông dân bám ruộng, không có cách nào khác là tăng thu nhập trên 1ha canh tác. Đất ruộng bị bỏ hoang hóa hầu hết là đất sản xuất lúa. Do đó, Bộ NN&PTNT kiến nghị chuyển đổi 200.000ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho thu nhập cao hơn. Bộ trưởng cho rằng, chuyển đổi đất lúa là chuyển sang trồng cây khác nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân chứ không phải là chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ khoa học và các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất. Song song với đó là hình thành chuỗi sản xuất an toàn khép kín, ổn định đầu ra, tập trung xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 49045

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 742668

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 69390284