17:20 EDT Thứ ba, 16/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân hối hả thu hồi đào, quất về vườn để chăm bón sau Tết

Thứ ba - 04/02/2020 02:25
Ngay sau Tết, những người trồng đào, quất lại bận rộn bắt tay vào sản xuất vụ mới với nhiều kỳ vọng. Một số chủ vườn đi thu hồi các gốc đào để “hồi sinh” chăm bón chờ hoa nở đúng dịp.
Vào một buổi sáng đầu năm mới có phần rét đậm vì những cơn mưa phùn nặng hạt, nhưng không khí ở bãi sông Hồng thuộc địa bàn xã Tàm Xá (huyện Đông Anh, Hà Nội) “nóng” lên từng giờ, bởi những chuyến xe tấp nập chở quất cảnh từ trong nội đô về vườn “chờ hồi sinh”.
 
Những năm qua, xã Tàm Xá được xem là một trong những khu vực trồng quất cảnh lớn nhất của Hà Nội. Hiện, Tàm Xá có khoảng gần 300 hộ gia đình chuyên canh cây quất cảnh, thu nhập mỗi hộ hàng trăm triệu đồng một năm, người dân ở đây gọi cây quất là “cây triệu phú”.
 
quất-1.jpg
Tất cả gốc quất cảnh đều được bọc băng keo hoặc túi nilon để vận chuyển thuận lợi và tránh mưa gây bung rễ
Trước Tết Canh Tý, cánh đồng ven bãi sông Hồng ngập trong sắc hoa trắng và quả vàng của quất cảnh. Sau Tết, nơi đây trở thành “đại công trường” hồi sinh cho quất cảnh.
 
Những gốc quất cảnh chưa tiêu thụ được trong Tết được bà con nông dân đánh gốc, chuyển đi vị trí khác để làm đất trước khi sản xuất vụ mới. Đây là những gốc quất cảnh đã không trổ đúng để “ăn” vào dịp Tết, những cây có thế quá xấu. Cố hữu, có những cây có thế đẹp, nhưng không tiêu thụ được do bị trả giá quá thấp, bà con cố tình giữ lại cho vụ sau.
 
Nhiều gốc quất cảnh cũng được nông dân lặn lội chạy xe vào nội đô để thu mua về “hồi sinh”. Các gốc quất cảnh có giá từ 50.000 đồng trở lên. Cố hữu có gốc quất cảnh đẹp, bà con phải mua lại với giá 300.000 – 4000.000 đồng…
 
Làm đất cũng là khâu đầu tiên trong công cuộc “hồi sinh” quất cảnh. Trên nền đất canh tác cũ, người dân rắc vôi bột để khử độc, tiêu trùng, tiêu diệt và ngăn chặn các mầm bệnh cho đất.
 
quất.jpg
Những gốc quất cảnh được di chuyển đi nơi khác để cải tạo đất.
 
Tại xã Tiên Dương, nhiều hộ trồng quất cảnh mua đất từ vùng bãi ven sông Hồng để làm đất trồng quất cảnh. Chị H, một hộ trồng quất cảnh cho biết, giá mỗi xe đất khoảng 800.000 đồng. Theo chị Hân, đất vùng bãi màu mỡ, giúp quất cảnh sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, còn ngăn được dịch bệnh trên nền đất cũ.
 
Theo chia sẻ của nhiều người trồng quất cảnh tại các xã: Tàm Xá, Tiên Dương, Vĩnh Ngọc… vụ Tết vừa qua, giá bán quất cảnh không cao bằng năm 2019. Tuy nhiên, vẫn mang lại một cái Tết đủ đầy hơn cho bà con nông dân. Cũng bởi vậy, ngay khi những Tết qua đi, bà con đã tập trung “hồi sinh” cho quất cảnh, với kỳ vọng vào một vụ mới thắng lợi.
 
Cũng tất bật không kém các chủ vựa trồng quất, anh Đ.T (chủ một vườn đào ở Nhật Tân, Tây Hồ) cho hay, để có thể hồi sinh được những gốc đào, việc kịp thời thu đào về vườn để chăm sóc ngay sau Tết là rất quan trọng. Ở đây, những hộ chuyên bán đào cây loại bé phải tự tay đi thu mua lại gốc đào với giá từ 60.000-100.000 đồng/gốc. Còn với những chủ vườn đào lớn chuyên cho thuê đã rất tất bật đón đào từ các hộ thuê về ngay sau Tết để bắt đầu ông việc hồi sinh các gốc đào.
đào.jpg
Sau ba ngày Tết, các gia đình thường vội bỏ đi những cây đào cảnh, tuy nhiên, nếu nắm vững kỹ thuật trồng cây thì người trồng vẫn có thể có một cây đào đẹp ngoài vườn hoặc chơi Tết năm sau.
 
Quy trình để phục hồi được một gốc đào cũng lắm công phu và không phải tất cả những gốc đào thu về để chăm sóc đều “hồi sinh”. Các công đoạn không chỉ cần làm ngay sau khi thu gom gốc đào về mà còn được thực hiện liên tục, vài ngày một lần cho đến giữa năm. Có như thế mới cho ra được những cây đào đẹp phục vụ Tết năm sau.
 
đào-1.jpg
Đến tháng 9 âm lịch thì các gia đình cần bón thúc, tăng cường bón phân nhiều hơn để cây ra cành, lộc và hoa đúng dịp Tết.
Sở dĩ mọi công đoạn đều phải tiến hành ngay sau Tết bởi tiết trời mùa Xuân là lúc cây đào sinh trưởng, phát triển và phục hồi trở lại tốt nhất. Sau khi làm đất kỹ lưỡng cho những gốc đào, người chăm phải tưới nước đầy đủ để cây hồi phục và kích thích ra rễ, sau đó phải tạo thế luôn cho cây. Với bước này, mỗi nhà vườn tại làng đào Nhật Tân lại nắm giữ những bí quyết riêng.
 
 Hữu Thắng/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 40366

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 716740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64702684