07:30 EDT Thứ ba, 16/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá lồng bè trên sông và hồ hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư - 18/12/2019 03:10
Nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 18/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” - đây là dự án thuộc chương trình khuyến nông Trung ương.
 
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo
Hội thảo nhằm đánh giá kết quả thực hiện dự án năm 2019, hiệu quả mô hình nuôi cá thát lát cườm và cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ chứa tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; những vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm; những khó khăn và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
 
Trong năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Quảng Ngãi, Gia Lai và Đắk Lắk triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm và cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ chứa.
 
Mục tiêu của dự án là phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, trong năm 2019 xây dựng 04 mô hình trình diễn (800m3 lồng) nuôi cá thát lát cườm, cá lăng nha trong lồng bè gắn với tiêu thụ sản phẩm, với qui mô 200m3/mô hình.
 
Để triển khai dự án hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tư vấn, hỗ trợ, tập huấn chuyển giao qui trình công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật về nuôi cá thát lát cườm và cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ chứa cho các HTX, cơ sở, hộ nuôi tại các tỉnh triển khai dự án.
 
Tại tỉnh Quảng Nam, nuôi cá lăng nha lồng bè trên hồ Khe Tân, thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc; với qui mô 4.000 con.
 
Tại tỉnh Quảng Ngãi, nuôi cá thát lát cườm lồng bè tại hồ chứa nước Suối Loa, thôn Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ; với qui mô 10.000 con.
 
Tại tỉnh Gia Lai, nuôi cá thát lát cườm lồng bè tại hồ thủy điện IaGrai 1, thôn 3, xã Ia Tô, huyện IaGrai; với qui mô 10.000 con.
 
Tại tỉnh Đắk Lắk, nuôi cá thát lát cườm lồng bè tại hồ EaSup hạ, thôn 6, thị trấn EaSup và thôn 7, xã Cư Mlan, huyện EaSup; với qui mô 10.000 con.
Các hộ tham gia mô hình được nguồn kinh phí khuyến nông hỗ trợ 70% chi phí giống cá và vật tư; được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiền bộ khoa học kỹ thuật, hội nghị đầu bờ…
 
Mô hình nuôi cá lồng bè ở Quảng Nam mang lại hiệu quả nhiều mặt.
Mô hình nuôi cá lồng bè ở Quảng Nam mang lại hiệu quả nhiều mặt.
Đến nay, sau 6-7 tháng nuôi, mô hình ở các địa phương đã đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật và kết quả khả quan. Cá thát lát cườm có tỉ lệ sống ước đạt 75%, trọng lượng 350-400 gam/con, năng suất đạt 15kg/m3; cá lăng nha tỉ lệ sống ước đạt 87%, trọng lượng 500-650 gam/con, năng suất đạt 12kg/m3.
Dự kiến đến khi kết thúc mô hình (sau 10 tháng thả nuôi) cá đạt kích cỡ thương phẩm thu hoạch, thì các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình như sau: Cá thát lát cườm có tỉ lệ sống ước đạt 70%, trọng lượng 0,6kg/con, năng suất đạt 20kg/m3; cá lăng nha tỉ lệ sống ước đạt 80%, trọng lượng 1,2kg/con, năng suất đạt 20kg/m3.
 
Về hiệu quả kinh tế (tính cho 200m3/chu kỳ nuôi), đối với mô hình nuôi cá thát lát cườm trong lồng bè, chi phí sản xuất khoảng 303 triệu đồng, tổng thu 387 triệu đồng, lãi 84 triệu đồng. Đối với mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè, chi phí sản xuất khoảng 334,9 triệu đồng, tổng thu 456 triệu đồng, lãi 121,1 triệu đồng.
 
Như vậy, mô hình nuôi cá thát lát cườm, cá lăng nha trong lồng bè trên sông và hồ chứa theo hướng an toàn thực phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm được quản lý tốt hơn, tỉ lệ sống cao hơn, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế, lợi nhuận mô hình tăng hơn 15% so với sản xuất đại trà.
 
Đặc biệt, các mô hình nuôi cá lồng bè ở các tỉnh có liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nhờ đó, từ vài mô hình trình diễn đến nay ở 4 tỉnh đã có trên 2.050 lồng nuôi. Có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi cá lồng bè hình thành.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa gắn với tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn trong việc triển khai cũng như nhân rộng mô hình là vốn đối ứng (giống và vật tư) của nông dân còn quá cao…
 
“Từ hiệu quả của mô hình đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên hồ chứa tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lâu nay đã bị bỏ quên, nhằm đa dạng các hình thức nuôi, tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước sẳn có tại địa phương. Tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao đời sống nông – ngư dân quanh khu vực long hồ, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới…” – Thạc sỹ Võ Văn Nghi, Giám đốc TTKN Quảng Nam chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 49

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 30057

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 699188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64685132