16:30 EDT Thứ tư, 02/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Kiến trúc

Thứ ba - 21/05/2019 20:15
(Chinhphu.vn) – Chiều 21/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Kiến trúc, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong các công trình kiến trúc.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phạm vi điều chỉnh của Luật theo Điều 1 của dự án luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, đa số ý kiến ĐBQH tán thành phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật trình Quốc hội. Theo đó, Luật Kiến trúc quy định về quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Một số ý kiến đề nghị cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật gồm cả quản lý phát triển kiến trúc, bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc dân tộc Việt Nam; ý kiến khác lại cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ nên tập trung vào nội dung hành nghề kiến trúc.

UBTVQH thống nhất với phạm vi điều chỉnh của Luật như Tờ trình của Chính phủ điều chỉnh về 2 nhóm chính sách, bao gồm Quản lý kiến trúcvà Hành nghề kiến trúc là phù hợp, đã bao quát được các chế định cần thiết đối với hoạt động kiến trúc, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng mục tiêu quản lý và hành nghề kiến trúc như yêu cầu của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã đặt ra khi xây dựng Luật này.

Đồng thời, UBTVQH cũng tiếp thu ý kiến của ĐBQH, đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mang nội hàm phát triển thể hiện trong chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc, hợp tác quốc tế về kiến trúc, thi tuyển phương án kiến trúc, quản lý đối với công trình kiến trúc có giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và hành nghề kiến trúc...

Về chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc và Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam cũng được UBTVQH tiếp thu ý kiến của đại biểu, đã bổ sung quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc, trong đó quy định rõ những hoạt động kiến trúc được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích để làm cơ sở thực hiện quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.

Đối với Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam, UBTVQH thống nhất cho rằng, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ, do đó, không nhất thiết có quy định này trong dự thảo Luật.

Đại biểu Lê Trung Thành (Đắk Lắk) cho rằng, nhìn công trình kiến trúc biết ngay của quốc gia nào. “Hiện nay, kiến trúc đô thị thì hỗn loạn, kiến trúc nông thôn biến dạng”, đại biểu Thành nói. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ ủng hộ khoản 2, điều 4 đã quy định về định hướng kiến trúc. Đây là quy định quan trọng vì định hướng tốt thì sau thực thi có kiến trúc thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hoá.

Đại biểu Nguyễn Lân Thành (tỉnh Lạng Sơn) nhấn mạnh: Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện tư tưởng, văn hoá mang dấu ấn dân tộc trong công trình kiến trúc.

Do đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung điều khoản mang tính nguyên tắc để việc quy hoạch thiết kế xây dựng các công trình kiến trúc phải bảo đảm kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá dân tộc và hiện đại.

Đại biểu Thành cũng cho rằng, UBND tỉnh quy định nội dung yêu cầu bản sắc văn hoá dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp địa phương, tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ gìn phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc trong kiến trúc… như vậy rất khó. Cần có quy định về tiêu chí về bản sắc dân tộc để làm cơ sở cho UBND cấp tỉnh cụ thể hoá. Cái này trách nhiệm của tỉnh mới phù hợp đặc điểm văn hoá vùng miền. Nhưng phải làm rõ khái niệm, liên quan điều kiện tự nhiên, tư tưởng, thẩm mỹ. 

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, nội dung quy chế quản lý kiến trúc do tính đa dạng phong phú và có tính đặc thù của bản sắc văn hoá, nên quy định cụ thể, có tính chất chung cho các địa phương là không thể.

“Tôi từng là lãnh đạo địa phương rồi, không ai hiểu bản sắc văn hoá bằng lãnh đạo địa phương nên đề nghị để UBND cấp tỉnh đề xuất quy chế kiến trúc trong đó có bản sắc văn hoá, sau đó HĐND phê chuẩn. Trong cùng một địa phương có nhiều dân tộc khác nhau, nếu không cẩn thận sẽ có ý kiến”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng đề cập đến Quy chế quản lý kiến trúc không phải nội dung hoàn toàn mới mà được quy định ở quy chế quản lý kiến trúc thì các địa phương thường nặng quy hoạch để phục vụ phê duyệt dự án đầu tư. Thường coi nhẹ nội dung này nên lần này tách riêng, làm sâu thêm để đưa vào luật chuyên ngành.

Dự thảo Luật Kiến trúc có 41 Điều, dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XIV.

Lê Sơn/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 40239

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93679

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68741295