03:22 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong hoạt động chăn nuôi

Thứ ba - 20/11/2018 10:16
Chiều 19/11, Quốc hội thông qua Luật Chăn nuôi với 454/464 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 93,61%. Luật quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý Nhà nước về chăn nuôi với 8 chương, 83 điều.

Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện chính sách

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu dự án Luật Chăn nuôi, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết: Về chính sách của Nhà nước về chăn nuôi, một số đại biểu quốc hội cho rằng các quy định về chính sách còn nặng về định tính nên khó áp dụng trong thực tiễn; đề nghị bổ sung chính sách về dự trữ quốc gia đối với sản phẩm chăn nuôi như thịt lợn, thịt gà một cách linh hoạt nhằm ổn định thị trường sản phẩm chăn nuôi. Ý kiến khác cho rằng cần cân nhắc quy định các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước phải dựa trên cân đối nguồn lực để có tính khả thi.

Trước vấn đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Quy định về chính sách là quy định có tính nguyên tắc, căn cứ vào yêu cầu và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ mà Chính phủ và các địa phương ban hành các biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện trong thực tế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến về dự trữ sản phẩm chăn nuôi để chính sách này có hiệu lực, giao Chính phủ căn cứ vào yêu cầu và khả năng thực tế trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào danh mục hàng dự trữ quốc gia.

dap ung yeu cau hoi nhap quoc te trong hoat dong chan nuoi
Kết quả biểu quyết thông qua Luật chăn nuôi.

Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu quốc hội đề nghị bổ sung thêm chính sách về quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, về hỗ trợ việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở thí nghiệm, thực nghiệm giống vật nuôi.

Với đề nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết phải có chính sách về quy hoạch phát triển chăn nuôi. “Tuy nhiên, Dự thảo Luật đã có quy định về chiến lược phát triển chăn nuôi, về quy mô và mật độ chăn nuôi, đồng thời nội dung về chiến lược chăn nuôi đã được tích hợp trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách đối với cơ sở thí nghiệm đã được quy định tại Dự thảo Luật. Do đó, xin Quốc hội không bổ sung quy định này vào Dự thảo Luật”- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng lưu ý.

Quản lý chặt thức ăn chăn nuôi

Đối với thức ăn chăn nuôi, có đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch các nhà máy thức ăn chăn nuôi để khắc phục tình trạng phân bố không đồng đều, thiếu tính định hướng.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được tự do sản xuất, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trong đó có thức ăn chăn nuôi. Mặt khác, việc đầu tư, xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào chiến lược phát triển chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi của từng địa phương và nhu cầu của thị trường. “Tuy nhiên, để phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý, định hướng và cung cấp thông tin cho thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi, Dự thảo Luật đã quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về thức ăn chăn nuôi, chiến lược phát triển chăn nuôi. Do đó, xin không bổ sung quy định về quy hoạch các nhà máy thức ăn chăn nuôi trong Dự thảo Luật”- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nhận định.

Ngoài ra, có đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần thẩm định trước khi công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi đậm đặc và hỗn hợp hoàn chỉnh như đối với thức ăn chăn nuôi bổ sung mà không nên để doanh nghiệp tự công bố; làm rõ các quy định về công bố thông tin sản phẩm được thực hiện với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, thức ăn chăn nuôi là yếu tố quyết định chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP); do đó, cần phải quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với mỗi loại thức ăn chăn nuôi thì yêu cầu mức độ quản lý khác nhau. Thức ăn chăn nuôi bổ sung là loại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có ảnh hưởng lớn đến ATTP nên cần phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi công bố. Đối với thức ăn chăn nuôi đậm đặc và hỗn hợp hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân tự công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải đáp ứng các yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường và hậu kiểm. Nội dung này cũng đã được thực hiện ổn định qua nhiều năm. Do đó, xin phép được quy định nội dung này như trong Dự thảo Luật.

dap ung yeu cau hoi nhap quoc te trong hoat dong chan nuoi
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật chăn nuôi với 454/464 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 93,61%

Đáng chú ý, về nhập khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi, Luật quy định: Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Trước khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu theo quy định, vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra về văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất, kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tại nước xuất xứ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp: Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau; nhập khẩu lần đầu từ nước xuất xứ; phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của sản phẩm chăn nuôi. Trường hợp sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cung cấp tại nước xuất xứ trước khi cho phép nhập khẩu. Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh phải được thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lan Anh- Quỳnh Nga/https://congthuong.vn

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246


Hôm nayHôm nay : 24296

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1300894

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68531057