07:22 EDT Thứ hai, 30/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp càng khó khăn càng phải phát triển thị trường

Thứ bảy - 06/04/2019 09:56
Quý 1 năm ngoái, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong 10 năm qua, với 4,05%. So với bình quân quý 1 trong 5 năm qua (1,95%) thì tăng trưởng quý 1 năm nay của ngành ở mức khá.
Toàn cảnh cuộc họp báo - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 5/4, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc Họp báo định kỳ hàng quý.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, quý 1/2019, ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng 2,68%. Tuy mức tăng trưởng này đạt thấp hơn so với năm ngoái nhưng Bộ vẫn quyết tâm cả năm 2019 ngành đạt tăng trưởng 3%. Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, ngoài phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi thì thị trường là luôn vấn đề quan trọng, quyết định nhất để ngành tăng trưởng và phát triển. Đây là vấn đề rất lớn đã và đang được Bộ triển khai quyết liệt hơn.

“Bên cạnh đó, chuẩn bị vào mùa mưa lũ, nhưng chúng ta đang đối mặt với khô hạn ở Tây Nguyên, xâm nhập mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sạt lở cả bờ biển và bờ sông… đã có nhiều tác động ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Về ngắn hạn, chúng ta đã có những giải pháp để “né” điều này. Xuyên suốt là việc thực hiện chuyển dịch tái cơ cấu”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Điển hình vụ Đông Xuân năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy sớm hơn 15 ngày. Về xuất khẩu, quý 1, ngành đạt kim ngạch 8,8 tỷ USD, thấp hơn năm trước. Xuất khẩu giảm mạnh chủ yếu là mặt hàng nông sản, cây trồng chính như tiêu, điều, cà phê, gạo… Điển hình, mặt hàng gạo đã có sự sụt giảm mạnh với mức 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường, vừa qua Cục Bảo vệ thực vật đã có báo cáo đánh giá năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gửi cho hải quan Trung Quốc. Hi vọng, sau khi Hải quan Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này sẽ tăng trưởng và ổn định trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, sắp tới, Bộ Công Thương sẽ đàm phán hạn ngạch xuất khẩu gạo vào Hàn Quốc. Indonesia công bố có lượng gạo dự trữ sẽ hết tháng 6, do vậy, kỳ vọng quý 3, 4, thị trường này sẽ tăng nhập khẩu gạo. Thị trường Philippines đã mở các đàm phán các hợp đồng nhập khẩu. “Với những tín hiệu như vậy, hi vọng việc xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc tốt hơn”, ông Lê Thanh Hòa nhận định.

Với nỗ lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, hiện nay 3 ổ dịch ở xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội và xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã qua hơn 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới, đủ điều kiện để công bố hết dịch. Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, kinh nghiệm khống chế không để dịch tiếp tục phát sinh của những địa phương là kiểm soát chăn nuôi an toàn sinh học đồng thời tăng cường và đồng bộ các biện pháp dập dịch và ngăn chặn việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ở vùng dịch.

Rau quả được tính toán sẽ bù đắp cho chăn nuôi trong tăng trưởng nông nghiệp nói chung - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Về thủy sản, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, ngành tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp để sớm được Uỷ ban châu Âu gỡ bỏ thẻ vàng IUU, tránh tác động đến thương mại. Bên cạnh đó, mặt hàng cá tra sẽ phát triển tốt trong năm nay, nhất là khi Công ty Cổ phần Hùng Vương được xuất khẩu vào Mỹ với thuế bằng 0%.

Về lâm nghiệp, với các hiệp định đã ký kết, nhất là Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU, sẽ là cơ hội lớn để các sản phẩm gỗ từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU và các nước trên thế giới. Cùng với đó, cả nước có 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng. Dự báo, với đà tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 có thể đạt 11 tỷ USD.

Về rau quả, thị trường lớn nhất là Trung Quốc thời gian vừa qua đã có một số thay đổi. Tuy nhiên Cục Bảo vệ thực vật đã tích cực cấp mã số vùng trồng, hỗ trợ các nhà đóng gói, cơ bản đáp ứng được các quy định. Trung Quốc cũng đã cập nhật 170 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sắn, thời gian tới xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt.

Lĩnh vực rau hoa quả cũng có nhiều dư địa tạo đột phá trong tăng trưởng xuất khẩu, nhất là khi một loạt các nhà máy chế biến lớn, hiện đại đi vào hoạt động. Đây là lĩnh vực có tiềm năng để tăng trưởng, góp phần bù đắp phần cho lĩnh vực chăn nuôi đang bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 35186

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1403547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68633710