11:18 EDT Thứ năm, 03/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức trẻ Sông Lô

Thứ năm - 06/06/2019 02:57
Tháng 4/2009, huyện Sông Lô được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Được tách ra từ huyện Lập Thạch, Sông Lô trở thành huyện non trẻ nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Sông Lô có bãi sông Lô màu mỡ.

Như vậy Sông Lô mới có bề dầy tròn 10 năm, còn ngổn ngang nhiều việc phải làm, nhiều công trình phải hoàn thiện. Nhưng dù vậy, Sông Lô bằng sức trẻ trung của mình, đã nhanh chóng vươn lên, đạt kết quả khả quan, chuẩn bị về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2019 này.

Trở ngại lớn nhất của một huyện mới thành lập, chính là cơ sở hạ tầng. Từ trụ sở chính của huyện, đến công trình của các xã thôn, phải sửa sang, thậm chí xây mới. Nhất là mạng lưới giao thông. Có nơi phải củng cố, phát triển. Có nơi phải hoàn thiện. Đó là điều mà ngay khi tách ra thành huyện mới, Sông Lô đã phải bắt tay vào kiện toàn, củng cố. Dồn sức nhiều nhất là từ 2016 đến nay, Sông Lô đã huy động trên 2.500 tỷ đồng để cứng hóa gần 135 km đường giao thông.

Đến hết tháng 7/2016, toàn huyện đã “cứng hóa” hơn 94% đường trục xã, gần 83% đường trục thôn, 74% đường ngõ xóm và hơn 60% đường trục chính giao thông nội đồng. Các công trình khác cũng được củng cố, hoàn thiện. 100% các thôn trên địa bàn huyện có nhà văn hóa thôn. Trên 98% các hộ dùng điện an toàn.

Huyện còn xây mới, cải tạo 50 nhà văn hóa thôn khang trang, sạch đẹp. Xây 50 sân thể thao đơn giản cho các xã, thôn có nơi vui chơi giải trí. Từ đầu năm đến nay, Sông Lô có thêm 3 xã Đôn Nhân, Phương Khoan, Đức Bác được công nhận đạt chuẩn NTM.

Triển khai thực hiện xây dựng chương trình MTQG xây dựng NTM đã góp phần tích cực phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Sông Lô, từng bước đáp ứng được yêu cầu của SX, dân sinh. Huyện đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng.

Đây là yếu tố quan trọng để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế và tăng sự thụ hưởng trực tiếp cho người dân, như: Đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, hệ thống trường học, mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân vùng nông thôn. Hệ thống lưới điện được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, phục vụ tốt cho SX và sinh hoạt của người dân.

Mặc dù là một huyện mới, nhưng phong trào trồng trọt, chăn nuôi đã có một bề dày ở Sông Lô. Nhiều xã phát triển khá bài bản như mô hình trồng ổi ở Đôn Nhân. Bà con nơi đây tìm chọn giống ổi ngon của Đài Loan, gọi là ổi “dừa”. Ổi có vị ngọt đặc trưng, cùi dầy và giòn, như cùi dừa. Ổi này đến mùa thu hoạch, thương lái vào tận nhà mua.

Chăn nuôi phát triển.

Ở các xã Nhân Đạo, Đồng Quế, Lãng Công, Hải Lựu phát triển nuôi lợn thịt và lợn nái. Trong tình hình dịch tả lợn Châu Phi, các hộ nuôi lợn vẫn trụ vững. Xã Bạch Lưu có nghề nuôi rắn rất phát triển. Đây là nghề nuôi rắn độc gia truyền và được giữ gìn ở một số gia đình.

Các xã ở Sông Lô còn có nghề truyền thống như làm hang thủ công mỹ nghệ ở Hải Lựu, mây tre đan ở Cao Phong. Đặc biệt các món ăn đặc sản như cá thính (cá muối chua) rất ngon ở Cao Phong, Đức Bác, đang được tỉnh Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu thương mại. Đặc sản gỏi cá mè Cao Lan (xã Quảng Yên) cũng đang được nghiên cứu…

Thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2016 – 2020, đến nay Sông Lô đã có 14/16 xã đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn nâng cao. Năm 2018, thu nhập bình quân của người dân đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9%.

Theo: Đỗ Bảo Châu/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 40456

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 129848

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68777464