15:24 EDT Thứ ba, 01/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị trường chính ngạch và kinh tế tập thể

Thứ sáu - 03/05/2019 23:09
KTNT Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc vừa chấp nhận nhập khẩu chính ngạch sản phẩm sữa và trái măng cụt.
Măng cụt được Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch

Măng cụt được Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch

Như vậy, đã có 9 loại trái cây của Việt Nam (thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, nhãn, vải, chuối, mít và măng cụt) được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường 1,4 tỷ người. Đây là tin vui với người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu bởi Trung Quốc là thị trường lớn nhất và nhiều thuận lợi.

Nói Trung Quốc là thị trường lớn nhất bởi đây là quốc gia có dân số rất lớn, 1,4 tỷ người, diện tích rộng, trên 9 triệu cây số vuông, chiếm gần 75% giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam nói chung, 70% giá trị xuất khẩu trái cây. Và đối với srn phẩm sữa thì đây là thị trường nhập khẩu 3,5 tỷ USD mỗi năm. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu 160 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, một con số không nhỏ.

Nói là thị trường nhiều thuận lợi bởi Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, rất thuận tiện cho giao thương, giảm chi phí và thời gian vận chuyển.

Tuy nhiên, lâu nay xuất khẩu nông sản của ta sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, tuy dễ dàng vì chất lượng không cao nhưng quá nhiều rủi ro... Điều này thực tế đã cho thấy nhiều năm nay.

Vấn đề đặt ra là, xuất khẩu chính ngạch phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe cộng đồng, truy xuất được nguồn gốc, kiểm dịch động - thực vật, các yêu cầu về thú y,...

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc vừa được giá cao hơn, không bị ép giá, không sợ hàng bị dồn ứ ở cửa khẩu, không lo bị xù mà lại được giảm thuế.

Thực tế cho thấy, sản xuất rau quả của ta hiện chủ yếu ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ. Việc này khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn bởi khó triển khai giải pháp kỹ thuật đồng bộ, khó cơ giới hoá, khó kiểm soát chất lượng, khó đáp ứng số lượng đủ lớn mà đồng nhất về chất lượng... Và khó cả trong tiếp cận thị trường, bảo vệ người sản xuất.

Như vậy, để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về xuất khẩu chính ngạch, chúng ta không có con đường nào khác là phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và xây dựng quy trình sản xuất phù hợp.

Con đường duy nhất là phải hỗ trợ, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế tập thể thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn trên cơ sở kinh tế thị trường. Đồng thời thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết hiệu quả, cùng có lợi giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp cũng như điều chỉnh mối liên kết giữa nhà vườn, nhà nông với hợp tác xã, tổ hợp tác sao cho hài hoà lợi ích trên cơ sở thị trường.

Chỉ có sản xuất trong hợp tác xã, tổ hợp tác chúng ta mới có quy mô sản xuất lớn, đó là điều kiện để đầu tư đồng bộ mọi mặt và sản phẩm đầu ra đồng nhất, thuận tiện cho việc cấp mã vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc và mới đủ sản phẩm để các doanh nghiệp “bõ công” bao tiêu mà không qua trung gian.

Gắn với thị trường không có nghĩa chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào mà điều cốt lõi là phải cung ứng dịch vụ đầu ra cho xã viên bởi tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của mọi chuỗi ngành hàng. Được vậy, hợp tác xã, tổ hợp tác mới có được Niềm tin nơi xã viên và điều kiện phát triển, chiếm lĩnh vị trí chủ chốt trong kinh tế nông thôn.

Việt Nam ta có tiềm năng rất lớn về các mặt hàng nông sản nói chung, trái cây nhiệt đới nói riêng đối với thị trường Trung Quốc. Vấn đề là ta phải đáp ứng các yêu cầu của bạn, cũng là yêu cầu chung trên thị trường nông sản thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, để kinh tế tập thể với mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác thực sự là chỗ dựa cho cả xã viên và doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải vừa là đầu tàu, vừa là hạt nhân trung tâm. Và chính quyền các cấp phải vừa là bà đỡ vừa là người “cầm cân, nảy mực” trong mối quan hệ đặc biệt này.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 22118

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 52038

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68699654