12:09 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thừa Thiên - Huế: Cây cảnh đúng vụ, thịt lợn nguy cơ thiếu hụt

Thứ sáu - 03/01/2020 10:28
Hiện nay, không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền ở Thừa Thiên Huế đang diễn ra khẩn trương.

Nguy cơ thiếu hụt khoảng 50% nguồn cung thịt lợn

Theo thống kê, năm 2019, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 710 thôn, 125 xã thuộc 9 huyện, thị xã, TP. Huế. Đợt dịch này khiến toàn tỉnh phải tiêu hủy 74 ngàn con lợn với tổng sản lượng khoảng 4.500 tấn dẫn đến nguồn thực phẩm thịt lợn trong dịp tết có nguy cơ thiếu hụt. Cơ quan chức năng dự báo, Tết năm nay toàn tỉnh có nguy cơ thiếu hụt khoảng 50% so với nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung cấp thịt lợn dịp tết năm 2019 tại tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo sẽ bị thiếu hụt (ảnh TTH).
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung cấp thịt lợn dịp tết năm 2019 tại tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo sẽ bị thiếu hụt (ảnh TTH).

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế mỗi ngày tiêu thụ 1.800 - 2.000 con lợn, từ 36 lò mổ, trong đó lợn địa phương đáp ứng hơn 70%, số còn lại được các đơn vị mua từ phía nam.

Ông Hưng cho biết thêm, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, vì vậy, để ứng phó với thực trạng này, một mặt lực lượng thú y phối hợp với quản lý thị trường, công an tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ và kinh doanh sản phẩm thịt lợn tại các chợ trên địa bàn tỉnh để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; mặt khác, các đoàn thể, Mặt trận, đặc biệt là Hội Phụ nữ đã vận động người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thịt gà thay thịt lợn, nếu người dân giảm ăn thịt lợn thì sẽ cân đối được thị trường.

Đồng thời, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cũng khuyến cáo người dân nên mua thịt lợn từ những chợ lớn, những địa điểm bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

Vào cuối tháng 12/2019, theo ghi nhận, tại một số chợ của tỉnh Thừa Thiên - Huế, giá thịt lợn hiện dao động quanh mức 90.000 – 120.000 đồng/kg.

Hoa nở đúng dịp Tết

Khác với chăn nuôi lợn, việc trồng hoa và cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đang diễn ra khá thuận lợi. Ghi nhận tại các nhà vườn cho thấy, phần lớn các loại hoa mai, cúc… sẽ nở đúng dịp Tết cổ truyền.

Vườn mai tại Tịnh Lâm Nhi (đường Trường Chinh, TP. Huế).
Vườn mai tại Tịnh Lâm Nhi (đường Trường Chinh, TP. Huế).
Với nhiều gốc mai giá trị đã chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Nhiều gốc mai giá trị đã chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Tại một số vườn trồng mai nổi tiếng ở Thừa Thiên - Huế như vườn Tịnh Lâm Nhi, vườn của ông Nguyễn Văn Tuấn (thôn Vân Dương, xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy)…, nhà vườn đã tỉa lá, uốn cành rất bắt mắt và hiện nay cây đã kết nụ rất đẹp. Đối với một số cây có nguy cơ nở trước hoặc nở sau dịp Tết Nguyên đán, nhà vườn sẽ có những kỹ thuật chăm sóc riêng để thay đổi thời gian nở hoa.

Những gốc mại có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng tại vườn mai của ông Nguyễn Văn Tuấn (thôn Vân Dương, Thủy Vân, Hương Thủy).
Những gốc mại có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng tại vườn mai của ông Nguyễn Văn Tuấn (thôn Vân Dương, Thủy Vân, Hương Thủy).
Có nhiều gốc mai với giá thành khác nhau phù hợp “túi tiền” của người dân.
Có nhiều gốc mai với giá thành khác nhau phù hợp “túi tiền” của người dân.

Nhiều nhà vườn trồng hoa cúc đã bắt đầu di chuyển, trưng bày tại địa điểm thuận lợi mua bán. Theo một số nhà vườn, làm như vậy sẽ hạn chế số lần di chuyển và giảm bớt việc hoa bị gãy rụng. Ngoài ra, để ứng biến với thời tiết lạnh về đêm, các vườn cúc sẽ được thắp thêm bóng điện sưởi ấm.

Khảo sát giá thị trường cho thấy, giá cả của các loại hoa đều rất phổ biến để phục vụ cho mọi tầng lớp, điều kiện của người dân. Điển hình có nhiều gốc mai lên đến hàng trăm triệu đồng, nhiều chậu cúc cũng có giá lên đến hàng triệu đồng.

Theo Văn Nghĩa/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 52

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 42071

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 618165

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59626488