23:24 EDT Chủ nhật, 29/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XDNTM ở Thái Hòa: Đi vào chiều sâu, theo hướng thiết thực

Thứ bảy - 30/03/2019 23:47
Những năm gần đây, nhân dân xã Thái Hòa (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi nhằm tận dụng lợi thế của địa phương và mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã vươn lên khá - giàu, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

tr2.JPG
Ông Hoàng Minh Dũng bên luống Sachi mơn mởn.

Ông Hà Cương Quyết, Phó chủ tịch UBND xã Thái Hòa, cho biết: Thái Hòa là xã điểm XDNTM của tỉnh nên đã cán đích từ năm 2013. Từ đó tới nay, xã tiếp tục giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đặc biệt, trong phát triển sản xuất, xã đã vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi sao cho phù hợp với tình hình địa phương và định hướng chỉ đạo của tỉnh, huyện. Hiện nay, trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế khá hiệu quả, được nhân dân  đầu tư, mở rộng sản xuất, như: nuôi bò sữa, trồng bưởi Diễn, trồng cây dược liệu,...

Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sữa

Ông Hà Minh Luân, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX chăn nuôi và phát triển bò sữa xã Thái Hòa, cho biết: HTX hiện có 45 thành viên, đều là các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa trong xã, với tổng đàn bò 300 con. HTX đang hợp tác với Công ty Sữa Hà Lan trong tiêu thụ sữa cũng như hướng dẫn chăm sóc bò, quy trình lấy sữa cho các thành viên. Hàng ngày, bà con tiến hành vắt sữa bò 2 lần, sau đó đưa đến kho bảo quản của HTX đúng quy trình, đảm bảo quy định của công ty sữa đề ra.

Chia sẻ về quá trình chăn nuôi bò sữa của các thành viên, ông Luân nói: Trong số các thành viên của HTX, có hộ nuôi bò sữa từ những năm 2001, ban đầu thường nuôi 1 - 2 con, sau đó tăng đàn dần, hiện nay có gia đình nuôi  20 con. Để nuôi được một con bò cho sữa đạt tiêu chuẩn, mỗi hộ phải dành khoảng 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) đất để trồng cỏ. Kết hợp giữa cho ăn cỏ với 7kg cám mỗi ngày và thực hiện nghiêm các quy trình chăn nuôi, quy trình lấy sữa, mỗi con sẽ cho thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, trừ chi phí, lãi khoảng 3 triệu đồng/tháng/con.

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Ông Hoàng Minh Dũng (xóm Gò Riềng, xã Thái Hòa) là Đại tá Công an  nghỉ hưu từ năm 2014. Mặc dù lương hưu của hai vợ chồng khá cao, con cái đều đã thành đạt nhưng ông không để lãng phí đất đồi trên 14.000m2 của cha mẹ để lại, vốn xưa chỉ có sim và cọ đua nhau mọc. Năm 2017, được sự động viên của cán bộ xã, ông tham gia dự án trồng bưởi Diễn với khoảng 230 gốc trên vườn đồi của gia đình. Năm 2018, sau khi được UBND xã cho đi tham quan học tập mô hình trồng cây Sachi ở Hòa Bình, ông sử dụng một góc đồi 600m2 để trồng 300 gốc cây này.

Ông Dũng bộc bạch: Sachi từ khi trồng cho tới khi thu hoạch, thời gian khoảng 1 năm. Tất cả các bộ phận của cây đều cho thu nhập, lá và vỏ quả dùng để làm nguyên liệu chè nhúng, hạt dùng để ép tinh dầu; khi hết vòng đời của cây (khoảng 20 năm), thân cây, rễ cây dùng để ngâm rượu và đun nước uống rất bổ dưỡng,... Theo tính toán, Sachi cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha/năm, chi phí từ khi trồng cho tới khi thu hoạch hết trên 100 triệu đồng/ha nhưng nếu tận dụng cây, cành, vật liệu sẵn có và tích cực lao động như ông Dũng thì chi phí chỉ hết khoảng 50 triệu đồng/ha.

Với lợi thế đất đồi rừng nhiều, lại thêm chính quyền và nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi - cây trồng, ắt mùa quả và những dòng sữa ngọt sẽ ngày một nhiều thêm cho người dân nơi đây. Hướng làm đó góp phần đưa kinh tế của địa phương không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao, công cuộc XDNTM ngày một đi vào chiều sâu, theo hướng thiết thực.

Cây Sachi tên đầy đủ là Sachainchi, một giống cây do người Inca tại Peru trồng và khai thác hàng ngàn năm trước. Cây còn có tên gọi khác là đậu sacha, lạc inca, lạc núi. Sản phẩm thu hoạch là hạt, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vào Việt Nam năm 2010.

Theo Đình Hợi/kinhtenongthon.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 46235

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1386987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68617150