23:45 EDT Thứ ba, 25/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đề nghị Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ vắc xin, hóa chất chống dịch tai xanh

Thứ sáu - 18/11/2016 02:57
Để sớm khống chế, dập tắt dịch tai xanh trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo, bổ cứu và chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống.

de nghi bo tai chinh xem xet ho tro vac xin hoa chat chong dich tai xanh

Tiến hành tiêu hủy đàn lợn bị mắc bệnh tai xanh ở Cẩm Xuyên

Một trong các giải pháp đặc biệt quan trọng và có tính quyết định là khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây vùng dịch và vùng đệm, đồng thời chỉ đạo tiêm phòng mở rộng trong toàn tỉnh cũng như xử lý tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi.

Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách hạn chế, nhất là phải tập trung nguồn lực cho việc khắc phục hậu quả lũ lụt, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ Tài chính xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh 30 ngàn liều vắc xin phòng bệnh tai xanh và 30 ngàn lít hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi từ nguồn dự trữ quốc gia phục vụ công tác tiêm phòng và xử lý môi trường khẩn cấp, bao vây, khống chế, dập tắt kịp thời các ổ dịch, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

Từ ngày 19/10/2016, dịch tai xanh bắt đầu phát sinh tại các xã: Cẩm Nam, Cẩm Dương thuộc huyện Cẩm Xuyên. Đến ngày 13/11, dịch phát sinh tại 181 hộ thuộc 5 xã của huyện Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh với 2.604 con lợn bị bệnh, trong đó bị chết và tiêu hủy là 1.133 con.

Theo chủ quan của ngành NN&PTNT Hà Tĩnh, việc phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi là hệ quả của các đợt mưa lũ kéo dài trong tháng 10 gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, kéo theo môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng trong khi sức đề kháng của gia súc, gia cầm bị sụt giảm.

Theo H.X/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137


Hôm nayHôm nay : 63177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1647237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63729459