17:46 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ Giang phát triển các mô hình kinh tế

Thứ ba - 18/02/2020 04:40
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, trên địa bàn xã kỳ Giang, huyện Kỳ Anh đã có nhiều mô hình kinh tế vườn hộ phát huy hiệu quả. Đây cũng là địa phương có số lượng người nhiều nhất được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn huyện Kỳ Anh, qua đó tiếp thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, xã Kỳ Giang đã chỉ đạo nhân dân, phát huy tiềm năng lợi thế, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, tổ hợp tác và hợp tác xã làm ăn bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
Mô hình kinh tế của ông Hoàng Đình Nhiệm ở thôn Tân Khê xã Kỳ Giang

 

 

Với diện tích trên 2 nghìn m2 đất đất màu, những năm trước gia đình ông Hoàng Đình Nhiệm ở thôn Tân Khê, chủ yếu trồng lạc, đậu và khoai lang phục vụ chăn nuôi, hiệu quả thấp. Nhưng nhờ thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, lại nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông đã tập trung đầu tư trồng các loại rau sạch theo từng thời vụ như bầu bí, dưa chuột, đậu bắp, mướp, dưa và chăn nuôi hàng trăm con gà thả vườn... Nhờ có kinh nghiệm và biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn rau màu của gia đình ông Nhiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Riêng vụ rau năm nay gia đình ông đầu tư mua giống, phân bón, trồng bầu, bí cùng các loại rau sạch theo đúng quy trình được hướng dẫn, nên khu vườn mẫu của gia đình ông phát triển tốt, đã đưa lại một nguồn thu nhập đáng kể.

Mô hình tổ hợp tác trồng nấm

 

 

Còn đây là mô hình trồng nấm của tổ hợp tác trồng nấm Tân Khê. Nghề trồng nấm trước đây được coi là nghề phụ thì nay đã thành nghề chính, vì nấm sản xuất được đến đâu được tiêu thụ đến đó, tạo được công ăn việc làm và đem lại thu nhập cao cho chị em phụ nữ trong thời gian nhàn rỗi. Nghề trồng nấm dễ làm, có thể tận dụng thời gian nông nhàn, và tận dụng phụ phẩm sau thu hoạch để làm phân bón. Hiện tại, thị trường dễ tiêu thụ nên lợi nhuận khá, với nhà xưởng trên 500 m2, mỗi năm tổ hợp tác thu hàng trăm triệu đồng. Từ khi được tiếp cận với nguồn vốn, công nghệ và giống nấm từ chính sách của đề án, mỗi năm, tổ hợp tác trồng nấm Tân Khê sản xuất từ 2.500 - 4.000 bịch nấm, mỗi kg nấm có giá từ 25 nghìn đến 30 nghìn đồng, tạo công ăn việc làm cho 7 thành viên, với mức thu nhập từ  5- 7 triệu đồng/1 tháng.

Mô hình của chị Đặng Thị Thảo ở thôn Tân Đình

 

Còn đối với gia đình chị Đặng Thị Thảo ở thôn Tân Đình cũng là một trong những điển hình về cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ. Nhờ nắm bắt được  thông tin khoa học kỹ thuật từ sách báo, từ Internet, và nhờ sự học hỏi tích lũy kiến thức qua thực tiễn, chị Thảo đã mạnh dạn đưa giống táo và bưởi da xanh vào trồng thử nghiệm trong khu vườn của mình. Đầu năm năm 2017, sau khi có chủ trương cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, qua đi tham quan các mô hình trồng cây ăn quả, chị nhận thấy nhiều hộ nông dân trồng táo và bưởi có thu nhập tốt. Chị Thảo đã quyết định mua giống táo và bưởi da xanh về trồng đồng thời thay thế toàn bộ giống cây ăn quả cũ. Chị đã đầu tư trồng hàng chục gốc táo, bưởi trên diện tích gần 2 nghìn m2. Táo và bưởi là loại cây dễ trồng, sau 2 năm là cho thu hoạch. Hiện tại, vườn cây ăn quả của gia đình chị Thảo đang phát triển tốt. Khi cây sinh trưởng chị đã cắt tỉa cành và chăm bón để cây phát triển. Đến giai đoạn bưởi đậu quả, chị đã dùng túi nilon bọc lại, nhằm hạn chế sự xâm hại của các loại sâu bệnh. Ngoài việc đầu tư trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chị Thảo còn nuôi thêm hàng trăm con gà thả vườn và trồng các loại cây rau màu. Trung bình mỗi năm gia đình chị Thảo thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình này.

Mô hình trồng rau nhà lưới của gia đình ông Nguyễn Trung Trực ở thôn Tân Khê lại có thu nhập chính từ vườn rau, củ, quả. Trước đây, dù đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây trồng hàng hóa, biết luân canh mùa nào cây ấy nhưng do thời tiết quá khắc nghiệt, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã bị ngập úng nên ông Trực gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất, hiệu quả thấp, không ít vụ bị mất trắng. Mọi việc chỉ thay đổi từ đầu năm 2016, khi huyện và xã chỉ đạo phát triển cây rau, củ, quả trong nhà lưới với chính sách hỗ trợ thiết thực. Theo đó, gia đình ông Trực đã đầu tư trồng các loại cây rau màu, trong nhà lưới, đã cho thu hoạch thường xuyên với hiệu quả kinh tế vượt trội so với sản xuất truyền thống. Cụ thể ông Trực đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng lắp đặt khu nhà lưới, với diện tích 2.500m2 có hệ thống bét tưới tự động, thâm canh các loại rau, củ, quả tổng hợp như: Cải bẹ, cải mầm, rau thơm và một số cây ăn quả dài ngày như ổi, cam. Nhà lưới cùng với hệ thống bét tưới tự động giúp người dân có thể trồng bất cứ loại rau, củ, quả nào trong cả 4 mùa. Các loại cây rau màu được trồng trong nhà lưới có hệ thống tưới tự động cơ bản tránh được nắng mưa, ít bị sâu bệnh. Dù làm khá vất vả, tỉ mỉ nhưng thu nhập ổn định, sản phẩm làm đến đâu bán hết đến đó nên gia đình rất phấn khởi.

Mô hình trồng rau nhà lưới của gia đình ông Nguyễn Trung Trực ở thôn Tân Khê

 

Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch và chuyển đổi đất đai, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đời sống sản xuất ở Kỳ Giang đã đổi thay mạnh mẽ. Bên cạnh tranh thủ chủ trương, chính sách hỗ trợ của huyện, Kỳ Giang kịp thời ban hành thêm những chính sách riêng để hỗ trợ người dân yên tâm phát triển sản xuất, đồng thời tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình. Hiện trên địa bàn xã kỳ Giang xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn.

Kỳ Giang là một trong những địa phương ở huyện Kỳ Anh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017. Trong 20 tiêu chí, thì việc xây dựng mô hình, nâng cao thu nhập cho người dân được Kỳ Giang ưu tiên hàng đầu. Địa phương đã có nhiều hình thức và cách làm phong phú nên đến nay Kỳ Giang đã phát triển được 46 mô hình, trong đó, có 2 mô hình lớn, 5 mô hình vừa và thành lập được 4 hợp tác xã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, Kỳ Giang là địa phương có số lượng hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của nông thôn mới nhiều nhất trong huyện Kỳ Anh. Với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của người dân, Kỳ Giang tin tưởng sẽ nhân rộng được nhiều mô hình, hợp tác xã tiêu biểu trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đó cũng là một mục tiêu quan trọng để đưa xã thuần nông Kỳ Giang sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới./.


Theo Thúy Nga - Anh Đức/kyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng, kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 940756

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59949079