17:33 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Vũ Quang


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vũ Quang – Người nuôi ong phấn khởi thu hoạch vụ mật Xuân - Hè

Thứ bảy - 05/05/2018 03:23
Nhờ thời tiết thuận lợi nên năm nay vụ mật ong Xuân - Hè đến sớm hơn so với mọi năm. Những ngày này, người nuôi ong ở huyện Vũ Quang đang vui mừng, phấn khởi bước vào một vụ thu hoạch mật mới. Từng thùng mật ong vàng sóng sánh, thơm ngậy vừa được khai thác, hứa hẹn một mùa thu hoạch mật ong bội thu.
Ông Nguyễn Kim Lam – Chủ nhiệm HTX nuôi ong xã Sơn Thọ vui mừng, phấn khởi thu hoạch lứa mật ong Xuân – Hè

Ông Nguyễn Kim Lam – Chủ nhiệm HTX nuôi ong xã Sơn Thọ vui mừng, phấn khởi thu hoạch lứa mật ong Xuân – Hè

Thiên nhiên đã ưu ái dành tặng vùng đất Vũ Quang một hệ sinh thái đa đạng, quanh năm cây cối tốt tươi. Nét độc đáo đó khiến cho nghề nuôi ong nơi đây phát triển thuận lợi và thành công hơn so với các địa phương khác. Từ chỗ nuôi nhỏ lẽ đến nay tổng đàn đã được nhân rộng góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Cũng như những hộ dân nuôi ong khác trên địa bàn huyện, những ngày này ông Nguyễn Thìn ở thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh đang tất bật, rộn rã thu hoạch lứa mật ong đầu vụ Xuân – Hè 2018. Mặc dù mới chỉ bén duyên với nghề nuôi ong cách đây 2 năm, nhưng đến nay trong tay ông Thìn đã có 22 đàn ong, bước vào vụ mật ong năm nay gia đình ông đã thu được trên 50 kg mật. Theo ông và nhiều hộ nuôi ong ở đây cho biết mật ong thời điểm này có màu vàng sáng xanh, có khi là nâu sẫm, khác với màu vàng trắng của vụ đông. Mật có vị béo bùi, ngọt mát quyện lẫn cái thơm ngậy đặc trưng của miền sơn cước...

Mới chỉ bước vào đầu vụ thu hoạch mật Xuân - Hè nhưng 22 tổ ong mật
của gia đình Ông Nguyễn Thìn, thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh đã cho 50kg mật
Cũng như ông Thìn, mặc dù rất bận rộn với việc chăm sóc đàn ong, rồi thu hoạch và chế biến mật, nhưng vợ chồng ông Nguyễn Quang Đài, xã Đức Lĩnh đã có kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sau vụ thu hoạch mật này, sẽ tiếp tục nhân đàn ong lên quy mô lớn hơn. Là một chủ nhiệm HTX nuôi ong Đức Lĩnh, trong khu vườn với đầy đủ các loại cây hoa, trái của ông luôn có trên 30 đàn ong mật, thu nhập mỗi năm trên dưới 50 triệu đồng.
Phát huy lợi thế diện tích vườn đồi, vườn rừng rộng lớn, trong những năm qua cùng với tập trung phát triển cây ăn quả, bà con nhân dân xã Đức Lĩnh đã biết tận dụng các sản vật tự nhiên để đầu tư nuôi ong lấy mật. Xã đã thành lập Hợp tác xã nuôi ong Đức Lĩnh với 33 thành viên tham gia, trong đó chủ yếu là các đối tượng người già, người khuyết tật, người nghèo…trung bình mỗi thành viên nuôi từ 18- 20 đàn ong, hộ ít nhất 14 đàn và nhiều nhất lên đến 45 đàn. Từ nuôi ong đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, giúp nhiều đối tượng nguời khuyết tật xóa bỏ tâm lý tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Theo nhiều hộ nuôi ong ở Vũ Quang, việc nuôi ong không khó nhưng người nuôi đòi hỏi phải yêu nghề; có tính kiên trì, tỷ mẩn và phải có vốn kiến thức nhất định về đặc tính sinh trưởng và phát triển của loài ong. Trong năm, ong thường cho 2 vụ mật, nhưng chủ yếu là vụ xuân hè (từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch), lúc này cứ 20 ngày là có thể khai thác mật. Trong thời kỳ này, tuyệt đối không cho ong ăn thêm bất cứ thứ gì và cũng không được can thiệp bất cứ việc gì vào đàn ong để tránh làm kém chất lượng mật. Ngoài ra, người nuôi ong cần biết cách nhân đàn, điều chỉnh thế đàn; nhận biết bệnh, chữa bệnh cho ong và nắm vững cách lấy mật, đảm bảo chất lượng mật cũng như bảo toàn được số lượng đàn. Mặt khác để mật ngon, chất lượng còn phụ thuộc vào quy trình khai thác, đòi hỏi người nuôi phải nắm được kỹ thuật và quan sát. Mật được lấy khi các cầu ong đã đả bảo được độ chín già, chuyển từ màu vàng sang màu mốc. Mật cũng ngon hơn khi lấy vào buổi sáng.
Mật ong Vũ Quang có nét đặc biệt bởi mùi vị và màu sắc độc đáo tùy theo từng vụ trong năm do vùng đất này có nhiều cây, nguồn mật khác với những nơi khác nhờ sự đa dạng của vườn quốc gia Vũ Quang với 424 thảm thực vật, chất đất và khí hậu trong lành giúp cây cối xanh tốt. Nhìn chung, mật ong vụ xuân hè có màu vàng sáng xanh, thơm đặc trưng, chất lượng tốt. Mật ong có nhiều công dụng, vừa làm thuốc, vừa bồi bổ sức khỏe. Chất lượng và đặc trưng riêng của mật Vũ Quang thực sự là nguồn thực phẩm quý cho mọi gia đình.
Cũng theo những người có thâm niên nuôi ong, năm nay vụ mật ong Xuân_Hè đến sớm và cho năng suất, chất lượng cao hơn so với những năm trước. Nguyên nhân được lý giải nhờ thời tiết thuận lợi, cây cối sinh trưởng, phát triển, ra hoa sớm đã tạo điều kiện cho con ong đi tìm hoa, kết mật. Mặc dù mới đầu vụ thu hoạch nhưng các hộ nuôi ong đã thu hoạch từ 1- 2 đợt mật, mỗi đàn cho từ 8-10 kg mật. Được mùa, giá bán cao( 200 ngàn đồng/ chai mật) càng làm cho nhiều hộ nuôi ong ở huyện Vũ Quang phấn khởi, quyết tâm gắn bó với nghề.
Toàn huyện Vũ Quang hiện có trên 5.000 đàn ong, mỗi đàn có từ vài ngàn đến vài chục ngàn con. Để tăng tính cộng đồng trong nuôi ong và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, huyện Vũ Quang đã thành lập được 6 Tổ hợp tác và 7 HTX nuôi ong đều chung tên gọi là HTX Nuôi ong người khuyết tật mở rộng với 222 người, trong đó có 95 người khuyết tật. Ngoài ra, còn có trên 600 hộ tham gia nuôi.
 Mật ong Vũ Quang có chất lượng thơm ngon đặc trưng, vị ngọt dịu và hương thơm sâu, đã được Cục Sỡ hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ thương hiệu, có nhãn mác, lo gô trên từng sản phẩm. Cùng với ứng dụng công nghệ, chuyển giao kỹ thuật thì những lớp tập huấn, truyền đạt kinh nghiệm của các trung tâm khoa học, hội, nhóm đã giúp thương hiệu mật ong Vũ Quang đứng vững trên thị trường. Đặc biệt, thời gian qua đã thành lập được doanh nghiệp HTX nuôi ong lấy mật và dịch vụ nông sản với sự tham gia của 7 HTX nuôi ong nên việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn, đa số mật ong khai thác đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đó.  
Với trên 5 ngìn đàn ong cho sản lượng mật đạt trên 40 tấn/năm. Ngoài ra, các hộ còn nhân đàn và bán ra hàng ngàn đàn ong giống, tổng thu nhập đạt hàng chục tỷ đồng. Trong những năm qua, nghề nuôi ong ở Vũ Quang đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương. Và một mùa mật ong nữa lại đến, đang hứa hẹn một mùa thu hoạch bội thu, góp phần quan trọng thực hiện đề án nâng cao thu nhập xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện miền núi Vũ Quang.
 
Lê Thủy (Đài Vũ Quang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: mật ong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 112

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 763342

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64749286