Hương Sơn: Chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa.

Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, huyện Hương Sơn sản phẩm chủ lực hàng hoá trong chăn nuôi để tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều nông dân, đặc biệt giúp hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo.
Hương Sơn: Chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa.
           Theo báo cáo của UBND huyện Hương Sơn đến cuối năm 2011, tổng đàn gia súc chủ yếu (trâu, bò, hươu, dê) đạt trên 75 ngàn con, trong đó đàn hươu tăng nhanh, đạt trên 28.000 con. Sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 6.000 tấn, sản lượng nhung hươu trên 7 tấn. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt trên 230 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 36% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Chăn nuôi hươu đã góp phần xóa đói giảm nghèo hướng tới làm giàu cho hàng ngàn hộ dân  trên địa bàn huyện

           Để chăn nuôi phát triển đạt hiệu quả cao Hương Sơn chú trọng đến nâng cao chất lượng đàn giống , chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất vì vậy nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được nông dân mạnh dạn đưa vào sản xuất. Cùng với đó các địa phương tập trung tuyên truyền vận động khuyến khích bà con chuyển dần phương thức chăn nuôi tận dụng, truyền thống sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Từ đó đã có nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, trở thành hướng làm giàu hiệu quả bền vững cho nông dân, troncó nhiều mô hình chăn nuôi điển hình như: Mô hình chăn nuôi lợn gà của anh Phạm Đình Hương xã Sơn Kim 2, mỗi năm xuất chuồng trên 250 tạ lợn hơi, sau khi trừ chi phí cho thu nhập gần 150 triệu đồng; hàng trăm mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn nái có quy mô lợn thịt từ 20-100 con/lứa theo phương thức an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường ở các xã như Sơn Hàm, Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Tiến, Sơn Lâm... để cung cấp con giống tại chỗ cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện. Trong chăn nuôi hươu có nhiều địa phương phát triển mạnh như: Sơn Quang, Sơn Châu, Sơn Ninh, Sơn Bằng... có quy mô từ 10-20 con/hộ, cho thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm, cá biệt có hộ thu nhập trên 120 triệu đồng/năm. Điển hình có hộ ông Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Huy xóm 6, xã Sơn Lâm chăn nuôi từ 20-35 con, hộ anh Thuận xã Sơn Trung chăn nuôi trên 25 con… Chăn nuôi hươu đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân  trên địa bàn huyện xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân. Tổng số đàn hươu sao toàn huyện Hương Sơn đạt trên 28 nghìn con, trong đó có trên 15 ngàn con hươu đực.

Năm 2012 toàn huyện thu hoạch gần 8 tấn nhung tương đương gần 100 tỷ đồng

Ông Phan Xuân Yên, Trưởng Phòng NN&PTNT khẳng định “Từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thương hiệu cho “Hươu giống, nhung hươu Hương Sơn” giá bán của lộc nhung hươu Hương Sơn trên thị trường tăng rất cao. Đặc biệt, chỉ mới đầu mùa cắt lộc nhung năm 2012, đã có nhiều thương lái ở các tỉnh, thành … về Hương Sơn đặt thu mua với giá gốc từ 13 - 15 triệu đồng/kg lộc nhung tốt, sau đó mang về bán lại với giá cao hơn nhiều lần”. Ước tính vụ lộc nhung năm nay, bà con Hương Sơn sẽ thu hoạch từ 7,2-7,6 tấn lộc nhung tương đương gần 100 tỷ đồng lộc nhung, ông Yên cho biết thêm.  
   Xác định khai thác tiềm năng lợi thế đẩy mạnh phát triển chăn nuôi UBND huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các hộ nông dân xây dựng trang trại, gia trại chăn nuôi như hỗ trợ con giống vật nuôi, giống trồng cỏ, vay vốn lãi suất thấp, thuê đất... đã tạo tiền đề cho người dân ổn định phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đến nay toàn huyện có 102 trang trại, gia trại cho thu nhập 50-100 triệu đồng/năm, trong đó có 10 trang trại cho thu nhập trên 500 triệu đồng.
        
          Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Duy Trinh- Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết": Là địa phương có tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nên đã xác định sản phẩm chủ lực trong chăn nuôi, đó là: Lợn, bò, hươu, vì vậy gắn quy hoạch nông thôn mới với quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; dồn điền đổi thửa, tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhân dân, chuyển giao khoa học công nghệ, cải tạo giống, làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, đặc biệt đẩy du nhập nhiều giống cỏ mới để iúp người dân chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc nhằm đưa phong trào phát triển chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa. Đây chính là tiền đề và là điều kiện cần thiết để Hương Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đề ra "./.
 Bài, ảnh: Tiến Dũng