Bắc Ninh phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Bắc Ninh phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã và đang tập trung lãnh đạo, triển khai nhiều đề án, mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.


 
Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình giới thiệu mô hình giống lúa N.ưu 89 cho năng suất 70 - 80 tạ/ha. Trong ảnh: Kiểm tra sự phát triển của giống lúa N. ưu 89.  Ảnh: NGUYỄN TUẤN  
 

 

Hiện, tỉnh đang tập trung thực hiện Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa cao cấp, một số củ, quả giống sạch bệnh ở các địa phương. Ngành nông nghiệp coi trọng công tác khảo nghiệm giống mới, giống có  năng  suất, chất lượng cao.

Ðến nay, hằng năm Bắc Ninh đã tổ chức sản xuất từ 300 đến 500 ha giống lúa nguyên chủng, hàng trăm ha khoai tây và lạc giống. Tỉnh đã phổ biến và triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) trong lai tạo và chọn lọc con giống, tạo ra giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao đang cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Trong lĩnh vực thủy sản, các cơ sở giống của tỉnh đã ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và công nghệ sử dụng hoóc môn chuyển đổi giới tính trong sản xuất giống cá. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận được tiến bộ KHKT, công nghệ  sinh học tiên tiến.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp  theo hướng hiện đại, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 trong toàn tỉnh. Các đề án được triển khai là: Phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học. Tăng cường ứng dụng KHKT và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt. Nuôi cá thâm canh có năng suất, giá trị kinh tế cao. Các đề án hướng vào mục tiêu: Hoàn chỉnh quy hoạch chăn nuôi, tiêu thụ gia súc, gia cầm; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 5.500 ha, nuôi cá thâm canh tăng năng suất; đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và sử dụng vật liệu mới, các chế phẩm sinh học... trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Nghệ An hiện có 246 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có 89 xã đặc biệt khó khăn và 180 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 53 xã khu vực 2 được hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn 2.

Ban Chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh đã phối hợp cùng các huyện, xã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các dự án hợp phần của chương trình. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình đều tuân thủ nguyên tắc dân chủ, công khai. Từ việc lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện, tổ chức giám sát, đến nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác đều có sự tham gia của người dân. Nhờ vậy, các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, giúp bà con các xã đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, nhiều công trình điện, đường, trường, trạm... được xây dựng, đã tạo thuận lợi cho mọi sinh hoạt của bà con trong vùng phát triển.

Tổng nguồn vốn của Chương trình 135 giai đoạn 2 đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 729 tỷ 617 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương đầu tư 720 tỷ 920 triệu đồng; ngân sách địa phương 8 tỷ 694 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp. Trong đó, tỉnh dành phần lớn nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 50 nghìn hộ nghèo. Chương trình đã xây dựng các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng và nhân rộng 31 loại mô hình sản xuất tại các nhóm hộ nghèo; hỗ trợ 18 loại giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ mua sắm 15 loại thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch... Thông qua các mô hình, bà con tiếp cận được với cách làm ăn mới, biết áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại các vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư như: xây dựng hơn 228 km đường giao thông liên xã, liên thôn, liên bản; 21 cầu cống giao thông; gần 64 km kênh mương; 51 hồ đập; 47 hệ thống cống thủy lợi; gần 110 km đường dây điện; 27 trạm biến áp; 600 phòng học kiên cố; 24 trạm y tế xã; 183 nhà sinh hoạt cộng đồng và 63 công trình cấp nước sinh hoạt, với tổng kinh phí thực hiện là 400 tỷ 564 triệu đồng. 

Chương trình 135 giai đoạn  2  đã giúp người dân các xã đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 40,13% (năm 2006) xuống còn 23% (năm 2012).

Theo nhandan.org.vn