Công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu

Cuối tuần qua, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (Viện KH-CN Việt Nam) đã ký kết chuyển giao Công nghệ và thiết bị pilot sản xuất nhiên liệu sinh học (100 lít biodiesel B-100/ngày) và các sản phẩm phụ từ dầu hạt trẩu cho Công ty Gỗ Teak - Luang Prabang (CHDCND Lào) với giá gần 1 tỷ đồng.
Đây tuy là công nghệ đã được PGS-TS Hồ Sơn Lâm nghiên cứu từ đầu năm 2000, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho Lào, nơi cây trẩu được xem là cây lâm nghiệp chính, có khả năng ép dầu để pha chế nhiên liệu sinh học.

Theo PGS-TS Hồ Sơn Lâm, giai đoạn 1999-2001, nhận thấy các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển các loại cây sở và cây trẩu bởi đây là loại cây có hiệu quả kinh tế lớn, lại rất dễ trồng nên ông đã đề xuất với nhà nước triển khai trồng 5 triệu ha. Đồng thời, nghiên cứu chế tạo máy ép dầu và các sản phẩm phụ từ hạt trẩu. “Tuy nhiên, thời điểm đó người dân không mặn mà lắm với cây trẩu, máy ép dù đã được chế tạo hoàn chỉnh vẫn phải xếp xó bởi không có nguyên liệu hoạt động. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tưởng công nghệ không thể dùng đến được nữa thì bất ngờ Viện Năng lượng và Vật liệu mới Lào liên hệ với mong muốn chuyển giao công nghệ này”, PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết.

Trực tiếp sang tận nước bạn Lào để đánh giá tiềm năng cây trẩu ở đây, PGS-TS Hồ Sơn Lâm và các cộng sự tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng phía Nam nhận thấy công nghệ hiện có rất phù hợp bởi diện tích trẩu ở Lào rất lớn, hạt trẩu có lượng dầu cao. Ngay khi trở về nước, các nhà khoa học đã bắt tay vào hoàn thiện và làm mới công nghệ.
PGS-TS Hồ Sơn Lâm ước tính, 1 tấn hạt trẩu sẽ cho hơn 300kg dầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ cũng được sử dụng hết: Tinh bột thô làm thức ăn gia súc, các chất hoạt tính sinh học để sản xuất thuốc trừ sâu, vỏ sau khi tách dùng sản xuất ngói Composite… Có mặt tại buổi ký kết chuyển giao, ông Vongphet Xaykeryachongtoua, Giám đốc Công ty Gỗ Teak - Luang Prabang cho biết: “Công ty có hơn 6.200ha cây trẩu và đang tiếp tục trồng thêm.
Với 1 ha trẩu sẽ thu được 4 tấn hạt, như vậy nguồn nguyên liệu sẽ không thiếu. Hơn nữa, với giá khoảng 6.200 Kíp/lít dầu trẩu dùng để pha dầu biodiesel so với giá dầu diesel là 9,6 Kíp/lít tại Lào, người dân sẽ có nguồn nhiên liệu rẻ tiền để sử dụng. Đặc biệt, Tổng công ty xăng dầu Lào (Petro Lào) đã đồng ý mua hết dầu trẩu mà chúng tôi sản xuất được”. Theo hợp đồng ký kết, công nghệ ép dầu sẽ được chuyển sang Lào vào tháng 8, dự kiến tháng 9 sẽ cho ra mẻ dầu thành phẩm đầu tiên.
Tại Việt Nam, trong 2 năm gần đây, cây trẩu bắt đầu được người dân các tỉnh miền núi phía Bắc đầu tư phát triển do thương lái Trung Quốc sang mua hạt với giá cao.
 Đây tuy là công nghệ đã được PGS-TS Hồ Sơn Lâm nghiên cứu từ đầu năm 2000, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho Lào, nơi cây trẩu được xem là cây lâm nghiệp chính, có khả năng ép dầu để pha chế nhiên liệu sinh học.
Theo PGS-TS Hồ Sơn Lâm, giai đoạn 1999-2001, nhận thấy các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển các loại cây sở và cây trẩu bởi đây là loại cây có hiệu quả kinh tế lớn, lại rất dễ trồng nên ông đã đề xuất với nhà nước triển khai trồng 5 triệu ha. Đồng thời, nghiên cứu chế tạo máy ép dầu và các sản phẩm phụ từ hạt trẩu. “Tuy nhiên, thời điểm đó người dân không mặn mà lắm với cây trẩu, máy ép dù đã được chế tạo hoàn chỉnh vẫn phải xếp xó bởi không có nguyên liệu hoạt động. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tưởng công nghệ không thể dùng đến được nữa thì bất ngờ Viện Năng lượng và Vật liệu mới Lào liên hệ với mong muốn chuyển giao công nghệ này”, PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết.
Trực tiếp sang tận nước bạn Lào để đánh giá tiềm năng cây trẩu ở đây, PGS-TS Hồ Sơn Lâm và các cộng sự tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng phía Nam nhận thấy công nghệ hiện có rất phù hợp bởi diện tích trẩu ở Lào rất lớn, hạt trẩu có lượng dầu cao. Ngay khi trở về nước, các nhà khoa học đã bắt tay vào hoàn thiện và làm mới công nghệ.
PGS-TS Hồ Sơn Lâm ước tính, 1 tấn hạt trẩu sẽ cho hơn 300kg dầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ cũng được sử dụng hết: Tinh bột thô làm thức ăn gia súc, các chất hoạt tính sinh học để sản xuất thuốc trừ sâu, vỏ sau khi tách dùng sản xuất ngói Composite… Có mặt tại buổi ký kết chuyển giao, ông Vongphet Xaykeryachongtoua, Giám đốc Công ty Gỗ Teak - Luang Prabang cho biết: “Công ty có hơn 6.200ha cây trẩu và đang tiếp tục trồng thêm.
Với 1 ha trẩu sẽ thu được 4 tấn hạt, như vậy nguồn nguyên liệu sẽ không thiếu. Hơn nữa, với giá khoảng 6.200 Kíp/lít dầu trẩu dùng để pha dầu biodiesel so với giá dầu diesel là 9,6 Kíp/lít tại Lào, người dân sẽ có nguồn nhiên liệu rẻ tiền để sử dụng. Đặc biệt, Tổng công ty xăng dầu Lào (Petro Lào) đã đồng ý mua hết dầu trẩu mà chúng tôi sản xuất được”. Theo hợp đồng ký kết, công nghệ ép dầu sẽ được chuyển sang Lào vào tháng 8, dự kiến tháng 9 sẽ cho ra mẻ dầu thành phẩm đầu tiên.
Tại Việt Nam, trong 2 năm gần đây, cây trẩu bắt đầu được người dân các tỉnh miền núi phía Bắc đầu tư phát triển do thương lái Trung Quốc sang mua hạt với giá cao.
 Theo SGGP