MÔ HÌNH HTX NUÔI TRỒNG THỦY SẢN DIÊM HẢI

MÔ HÌNH HTX NUÔI TRỒNG THỦY SẢN DIÊM HẢI
Địa chỉ: Thôn Tân Bằng - xã Thạch Bàn - huyện Thạch Hà
 
I. Thông tin cơ bản mô hình:
1. Thời gian thành lập: tháng 11/2012
2. Quy mô: 15 ha (cá Mú, cá Chẽm, cá Hồng Mỹ, tôm, cua)…
3. Doanh thu ước đạt: 3,37 tỷ đồng/năm.
4. Thu nhập: 470 triệu đồng/năm.
5. Số lao động thường xuyên: 18 người; Thu nhập bình quân lao động/tháng 3,5 -4 triệu đồng.
6. Đặc trưng của mô hình: Mô hình HTX tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chính của mô hình cá Mú, cá Hồng Mỹ, cá Chẽm và tôm, cua..., Thị trường tiêu thụ ở các nhà hành và khách sạn, ngoài ra còn bán cho các thương lái.
HTX đã được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách của tỉnh, huyện trong đó chính sách theo quyết định 24 được hỗ trợ 180 triệu đồng tiền con giống; chính sách theo quyết định 26 HTX được hỗ trợ lãi suất vay vốn với số tiền đã vay là 750 triệu đồng.
II. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Địa chỉ liên hệ với các đơn vị liên quan:
- Chủ nhiệm HTX: Nguyễn Phi Thắng, Điện thoại: 0976.338.199
- Đơn vị cung ứng giống:
+ Địa chỉ mua giống cá: Trại cá giống huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Liên hệ ông Dương Văn Trị, Điện thoại: 0975.559.888
          + Địa chỉ mua giống tôm: Trại tôm giống Xuân Phổ - Nghi Xuân thuộc Công ty giống tôm Thông Thuận, Liên hệ Anh Dũng - Trại trưởng, Điện thoại: 01655.954.336
- Tư vấn chính sách và quy trình kỹ thuật:
          + Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà, Điện thoại Văn phòng: 0393.845.421.
          + Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới huyện Thạch Hà, Điện thoại Văn phòng: 0393.847.277.
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật: Phòng Kỷ thuật nuôi Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh, Địa chỉ: 137 Đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, Điện thoại: 0393.855.779.
- Tư vấn khác: Liên hệ mục “Hỏi đáp” của website: www.nongthonmoihatinh.vn, hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: nongthonmoihatinh@gmail.com
          2. Một số thông tin cơ bản trong quy trình kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất
2.1. Thiết kế ao nuôi:
Ao nuôi có diện tích tốt nhất là từ 1.000 - 5.000 m2, ao hình chữ nhật hoặc vuông, độ sâu mực nước từ 1,2 - 1,5 m, ao có cống cấp và thoát nước riêng, đáy cát hoặc cát bùn và hơi dốc về phía cống thoát.
2.2. Chuẩn bị ao nuôi:
Ao nuôi được tháo cạn và phơi đến nứt chân chim để loại các khí độc, ôxy hóa các chất khoáng và diệt trừ các loại cá tạp và tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp ao không thể tát cạn được thì cũng có thể dùng thuốc diệt tạp, day thuốc cá hay Ammonium sulfate kết hợp với vôi tạt khắp các vùng nước trong ao. Nếu ao bị phèn thì dùng vôi để trung hòa trước khi cho nước vào. Đặc biệt chú ý, không nên dùng hóa chất hay thuốc trừ sâu gốc vô cơ nào trong quá trình cải tạo ao.
2.3. Thả giống:
cải tạo ao xong, tiến hành cấp nước và gây màu nước, sau khi lấy nước từ 2 - 3 ngày thì có thể tiến hành thả giống. Với cá từ 8 - 10 cm thả với mật độ 1 - 3 con/ m2.
2.4. Quản lý ao nuôi và chăm sóc cá:
Thức  ăn cho cá là các loài cá tạp tươi được cắt nhỏ cho phù hợp với cỡ mồi của cá theo tường giai đoạn phát triển, thức ăn công nghiệp dành cho cá với hàm lượng protein thô trên 40% hoặc thức ăn ẩm tự chế biến cỡ hạt thức ăn từ 1,2 - 8,0 mm tùy theo cỡ cá. trong thời gian đầu cho cá ăn 2 - 3 lần/ngày, khi cá đạt cỡ trên 200 g cho ăn 1 lần/ngày, lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn tùy theo nhu cầu của cá. Khi cho ăn rải thức ăn từ từ ở một số điểm cố định trong ao và trước khi cho ăn tạo tiếng động để tập trung đàn cá vào điểm cho ăn. Hàng ngày kiểm tra môi trường ao nuôi và hoạt động bắt mồi của cá, tốc độ tăng trưởng,…. Trong quá trình nuôi cần phải thay nước để đảm bảo chất lượng môi trường trong ao tốt, lượng nước thay đối với ao nuôi đơn từ 30 - 50% tùy theo mức độ ô nhiễm trong ao.
2.5. Thu hoạch:
Sau thời gian nuôi 8 - 1 năm khi đó trọng lượng cá đạt từ 1,2 - 2,0 kg ta tiến hành thu hoạch.