Hà Tĩnh: Tham gia tập huấn Truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm

Hà Tĩnh: Tham gia tập huấn Truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm
Từ ngày 11-13/11/2019, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức tập huấn "Truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm" tại Thành phố Đà Nẵng, tham gia lớp tập huấn có đại diện quản lý an toàn thực phẩm của 35 tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung (từ Bình Định trở ra), Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1, 2 và Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông Lâm Thủy sản.
Từ ngày 11-13/11/2019, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức tập huấn "Truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm" tại Thành phố Đà Nẵng, tham gia lớp tập huấn có đại diện quản lý an toàn thực phẩm của 35 tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung (từ Bình Định trở ra), Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1, 2 và Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông Lâm Thủy sản.
 
Tập huấn Truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm
Lớp tập huấn đã được nghe 7 chuyên đề: (1) Khởi động về "Nguy cơ - Truyền thông nguy cơ"; (2) Khái niệm về truyền thông nguy cơ; (3) Các nguyên tắc truyền thông nguy cơ; (4) Các yếu tố chính cần xem xét trước khi truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm; (5) Thực hiện truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm; (6) Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc; (7) Xuất khẩu rau, củ, quả vào thị trường Trung Quốc.
Qua tập huấn, các học viên đã nắm được thế nào là thực phẩm an toàn, các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, tác động của thực phẩm không an toàn và quản lý an toàn thực phẩm; các nguyên tắc truyền thông an toàn thực phẩm (công khai - minh bạch, kịp thời và ứng phó nhanh, góp phần xây dựng và duy trì lòng tin của người dân); các nội dung truyền thông an toàn thực phẩm (Quan hệ công chúng, quan hệ các bên liên quan, quản lý phẫn nộ và khủng hoảng truyền thống).
Để đạt được hiệu quả truyền thông, người làm truyền thông nguy cơ phải có hiểu biết rõ ràng về bản chất của vấn đề an toàn thực phẩm mà họ cần thực hiện truyền thông và biết cách điều chỉnh truyền thông cho phù hợp. Nếu thông tin sai lệch hoặc không đáp ứng nhu cầu của đối tượng cần truyền thông, có thể dẫn đến hiểu sai, không tin và làm mất đi sự tin tưởng của người dân, điều này có thể gây ra ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe công cộng, môi trường hay sản xuất thực phẩm và kinh doanh thực phẩm an toàn.
Như vậy, trách nhiệm và nhiệm vụ của người truyền thông vô cùng quan trọng:
- Khi công chúng quá lo lắng  về vấn đề ATTP, có thể quá mức đối với sức khỏe công cộng, vượt quá khả năng người làm truyền thông, khi đó người làm truyền thông phải quyết định cách truyền thông sao cho phù hợp vấn đề cụ thể về ATTP;
- Người làm truyền thông có nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không chỉ cung cấp thông tin mà có thể tham gia vào các hoạt động để điều chỉnh sự quan tâm và nhận thức của công chúng;
- Trường hợp còn chưa biết rõ vấn đề ATTP gây ảnh hưởng như thế nào cho sức khỏe cộng đồng và chưa chắc chắn cần làm gì, người làm truyền thông có thể giúp người dân biết được có tồn tại một nguy cơ tiềm ẩn và cung cấp những thông tin đã biết về nguy cơ đó và những phương án nào đang được xem xét để khắc phục nguy cơ đó;
- Người làm truyền thông có thể gắn kết các bên liên quan để mô tả bản chất của mối nguy và đạt được đồng thuận về kiểm soát các nguy cơ tốt nhất.
Theo Như Quỳnh/sonongnghiephatinh.gov.vn