Giảm năng suất sinh sản của heo nái do thiệt hại trong giai đoạn sản xuất trứng và rụng trứng

Nguyên nhân
 
Bảng 1 trình bày các nguyên nhân gây thất bại sinh sản cần lưu ý. Những thất bại ở giai đoạn sản xuất trứng và rụng trứng thường gây ra những biểu hiện như: kích thước ổ đẻ thấp (ít con), số con/lứa biến động nhiễu giữa các nái hoặc biến động qua thời gian chăn nuôi, số lứa đẻ với tổng số con sinh ra ít hơn 9 con tăng dần lên, hoặc có thể giảm tỷ lệ đẻ của đàn do nhiều nái không đủ phôi để duy trì thai kỳ. Hãy sử dụng các hồ sơ ghi chép của trang trại để xác định sự mất mát đến từ giai đoạn nào của thai kỳ bằng cách tham khảo các yếu tố được liệt kê trong Bảng 2.
 
 
(*): Số con trên/lứa <9: thông thường xảy ra <12% trên nái rạ và 12-18% trên nái đẻ lứa đầu.
(+): có ảnh hưởng; (-): không ảnh hưởng
 
Yếu tố quan trọng để tối đa hóa tỷ lệ rụng trứng
 
- Chọn lọc giống nái có ưu thế lai tốt nhất về sinh sản và có gia phả dòng mẹ gần nhất so với những nái có khả năng sinh sản cao. Giống thuần thường ít mắn đẻ hơn so với giống lai và tùy theo công thức phối giống mà nái có khả năng sinh sản khác nhau rất đáng kể.
- Đảm bảo nái được ăn tự do trong ít nhất hai tuần trước khi phối
- Chế độ khẩu phần chất lượng tốt trong thời gian cho con bú đối với nái rạ và ba tuần trước khi phối trong trường hợp nái hậu bị.
- Không phối cho nái khi phát hiện chúng có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
- Kiểm soát ký sinh trùng vì đây là gánh nặng có thể ảnh hưởng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng và là nguyên nhân phổ biến chịu trách nhiệm về tình trạng cơ thể kém, tăng quá trình dị hóa biến dưỡng và không lên giống trên nái.
- Tối đa hoá lượng ăn vào trong chu kỳ tiết sữa đầu tiên
- Chăm sóc và quản lý lợn nái sao cho chúng đi vào chu kỳ động dục sớm sau cai sữa với cường độ mạnh để dễ thụ tinh hơn (Hình 2).
- Chăm chỉ theo dõi để phát hiện thời gian lên giống (rụng trứng) của nái (Bảng 3).
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn