15:05 EDT Thứ năm, 16/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 22 tháng 9 năm 2016

Thứ bảy - 24/09/2016 09:54
Trong ngày 22/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam, Kinh tế nông thôn, Thanh niên có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

1/Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Growbest Hà Tĩnh đại thắng “canh bạc” nuôi tôm sinh học – Tác giả Bá Tân, Phúc Quang: Nằm trong “tâm điểm” và chịu thiệt hại hàng chục tỷ đồng do sự cố ô nhiễm môi trường biển, nhưng bằng kinh nghiệm, kỹ thuật, các kỹ sư, công nhân Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh đã không bỏ cuộc, giành thắng lợi vụ tôm ngay trong thời điểm “tâm bão”. Trải qua gần 2 năm hoạt động, nguồn thu chưa đáng là bao, sau sự cố môi trường biển, công ty phải tiêu hủy hơn 100 tấn tôm, với trị giá ước tính trên 15 tỷ đồng, bị khách hàng hủy nhiều hợp đồng tiêu thụ hàng triệu con tôm giống khiến công ty lao đao. Trong cảnh “nước sôi lửa bỏng”, Công ty đã quyết định tạm ngưng hoạt động toàn bộ khu nuôi 38 ao ở Kỳ Phương vốn bị nhiễm độc nặng để dồn sức vào khu nuôi mới ở xã Kỳ Nam. Trung tuần tháng 6, các kỹ sư quyết định xuống giống cho 26 ao nuôi với diện tích 1.500 m2/ao. Công ty đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường đảm bảo theo công nghệ sinh học hiện đại, cơ cấu lại diện tích nuôi, thêm các ao hỗn hợp lọc nước biển vào, kiểm soát chặt chẽ các chỉ số. Sau 70 ngày “ăn, ngủ và nín thở” với những ao tôm, cuối tháng 8 vừa qua, Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh đã tiến hành thu hoạch vụ tôm “đặc biệt” này; “26 ao tôm với tổng diện tích 4 ha đã cho thu hoạch gần 160 tấn. Với giá thị trường tại thời điểm này là 155.000 đồng/kg, công ty đã thu về hơn 24 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 8 tỷ đồng”.
 
154 loại hải sản tầng đáy 4 tỉnh miền Trung có thể bạn chưa biết –Tác giả HX: Phó Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Lê Đức Nhân cho biết ngành NN và PTNT đã phổ biến danh mục 154 loại hải sản tầng đáy thường gặp ở 4 tỉnh để nhân dân biết nhằm tránh sử dụng. Trong số này có 9 loại cá sơn, 11 loại cá bơn, 2 loại cua hộp, 3 loại cá đàn lia, 2 loại cá ông lão, cá lè ké, 2 loại cá khế, cá bè xước, cá dao đỏ, cá bướm, cá bơn vẩy vàng, 5 loại cá chình, 2 loại cá đuối, cá tai tượng, cá móm, 3 loại cá chai, cá ngát, 2 loại cá nhụ, cá rô biển vàng, 10 loại ghẹ, 4 loại cá đuối, tôm vỗ, 2 loại mực nang, 2 loại cá song, cá mú 6 sọc, 13 loại tôm, cá dìa, 2 loại cá đục, 2 loại cá tráp, cá bánh đường, cá nhông, cá đù móm, 2 loại cá mặt quỷ, 5 loại cá lượng, mực tuộc, cá lưỡi dong hơi, bồ điệp, 2 loại cá dưa, 6 loại cá phèn, cá bánh lái, cá đầu vuông, 2 loại cá hồng, cá bàn chân, 4 loại mực, 5 loại cá mồi, 2 loại cá căng, 4 loại cá nóc, cá bò 3 gai, 2 loại cá chào mào, 2 loại cá xem sao, 3 loại cá bống, cá rễ cau, cá sạo, cá mó, cá vạng mỡ, 11 loại cá liệt.
 
Hoãn cuộc họp không cấp thiết để tập trung thu hoạch lúa hè thu – Tác giả Xuân Hải: Đó là yêu cầu mà Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đặt ra đối với người đứng đầu chính quyền các huyện, thành, thị trước thực trạng thu hoạch lúa hè thu mới đạt 60% diện tích trong khi thời tiết đang diễn biến phức tạp, từ đêm 20/9 đến nay, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa to. Để đảm bảo an toàn sản xuất, né tránh thiệt hại do thời tiết gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện/thành/thị chỉ đạo phòng NN&PTNT/phòng kinh tế, trung tâm ứng dụng KHKT, các phòng/ban liên quan và UBND các xã/phường/thị trấn khẩn trương huy động tối đa lực lượng, máy móc, tranh thủ thời tiết thuận lợi để thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu với phương châm "xanh nhà hơn già đồng".

2/ Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Dân thêm thu nhập, Hội thêm tiếng tốt – Tác giả Đình Thiên: Theo Hội ND TP.Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, bằng nguồn vốn đã thu hồi cho vay trước đó, Quỹ HTND TP.Đà Nẵng đã giải ngân cho 29 dự án, giải quyết cho 235 hộ vay với số tiền hơn 5,242 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng số vốn hoạt động của Quỹ HTND do Hội ND thành phố quản lý hơn 33,8 tỷ đồng. Từ vốn vay Quỹ HTND, nhiều mô hình kinh tế HTX, hàng trăm hộ nông dân của TP. Đà Nẵng đã vượt khó vươn lên làm giàu. Ông Đặng Công Thắng - Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng cho hay, Quỹ HTND được Hội ND thành phố thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động không vì lợi nhuận nhằm hỗ trợ và giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Với tôn chỉ đó, nguồn vốn từ Quỹ HTND đã góp phần giúp Hội ND các cấp đẩy mạnh phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và “Nông dân thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới”…

Vượt núi, băng rừng tìm lại giống lúa quý – Tác giả Phan Phương: Để tìm lại giống lúa bản địa quý hiếm đã bị thất truyền, bà Hồ Thị Con - một phụ nữ Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) đã một mình vượt rừng vào tận Quảng Trị, lặn lội sang tận Lào… Năm 2014, nhận quyết định nghỉ hưu hôm trước, hôm sau bà Con đã chuẩn bị “cơm đùm, gạo bới”, một mình một chiếc xe máy lên đường. Năm 2015, với hạt giống lúa, nếp đã từng thất truyền vừa được tìm lại, bà con đã trồng trên diện tích 2ha đất của gia đình. Vậy là sau mấy chục năm vắng bóng, hạt lúa Chà Và, hạt nếp đen thực sự trở lại và hồi sinh trên mảnh đất quê hương của người Vân Kiều ở xã Trường Sơn. Bước vào mùa vụ năm 2016, từ 100 bao lúa Chà Và, nếp đen, bà Hồ Thị Con cung cấp hạt  giống cho bà con Vân Kiều dọc các bản: Bến Đường, Đá Chát, Chân Trôộng, Thượng Sơn, Trung Sơn, Khe Cát, Dốc Mây, Rìn Rìn... cùng sản xuất. 

NTM ở Quảng Ngãi: "Bệ phóng" là dồn điền đổi thửa – Tác giả Mỹ Ngọc, Đại Nghĩa: Là một xã có đến 95% dân số sống bằng nghề nông nên khi bắt tay vào xây dựng NTM, chính quyền địa phương xã Bình Thới, Bình Sơn, Quảng Ngãi đã chọn công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng lên hàng đầu nhằm tạo cú hích để phát triển kinh tế. Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do nông dân (ND) có tâm lý lo sợ “bờ xôi ruộng mật” của mình bị đổi lại thành ruộng xấu nên không đồng thuận. Hội ND xã đã phối hợp cùng với các hội đoàn thể, chính quyền thôn tổ chức nhiều lượt để tuyên truyền, đồng thời giao cho ND thảo luận, bàn cách thức dồn điền đổi thửa sao cho công bằng nhất. Sau khi hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, các hộ dân bắt tay vào chỉnh trang, cải tạo độ phì nhiêu cho thửa đất của mình. Từ năm 2014 đến nay, toàn xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 60ha đất, dự kiến trong năm 2016 là 50ha. Qua đó, địa phương đã xây dựng được cánh đồng mẫu lớn rộng 80ha, đưa giống lúa lai, chất lượng cao vào sản xuất. Đồng thời quy hoạch, tái cơ cấu ngành lại nông nghiệp, khuyến khích ND áp dụng cơ giới hóa vào khâu sản xuất, thu hoạch; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi... Nhờ vậy mà tổng giá trị sản xuất của xã tăng dần qua từng năm, từ khoảng 30 tỷ đồng vào năm 2010 thì nay đạt mức trên 92 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 24,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,93%.

Nông dân rủ nhau mua bảo hiểm cho... bò sữa – Tác giả Hồng Vũ: Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) là một trong những địa phương triển khai thí điểm mua bảo hiểm cho bò sữa từ năm 2011. Chỉ trong 1 năm, hơn 500 con bò sữa đã được Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô gắn số bảo hiểm, có sổ sách theo dõi quá trình phát triển và kiểm soát dịch bệnh. Nếu bò bị chết do dịch bệnh, thiên tai, chủ bò sẽ được hưởng số tiền bảo hiểm lên tới 35 triệu đồng/con, trong khi mức phí bảo hiểm cho 1 con bò sữa trong 1 năm chỉ bằng 4% giá trị con bò khi mua bảo hiểm.

Bí quyết luân canh tôm - cua bất bại, thu tiền tỷ mỗi năm – Tác giả Chúc Ly: Bắt tay vào nuôi vụ đầu tiên khoảng năm 2011, gặp ngay lúc nước có độ mặn cao, 3 ao tôm nhà ông Trần Quang Hiên (ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau) chết rất nhiều, thiệt hại gần 30 triệu đồng. Một tháng sau ông tiếp tục thả nuôi, nhưng tôm vẫn chết, lại lỗ thêm 40 triệu đồng. Thấy tình hình không ổn, ông Hiên quyết định ngưng nuôi tôm, mua 4.000 con cua thả vào 3 ao nuôi. Không ngờ thắng lớn, năm đó ông Hiên lãi ròng khoảng 250 triệu đồng. Có được đồng vốn từ việc trúng cua vụ đó, ông Hiên lại tiếp tục mua giống tôm về thả 2 ao, không may hỏng mất 1 ao. Sau 4 lần thất bại ông Hiên mới biết nguyên nhân chính là do mình cứ thả nuôi liên tiếp mà không quan tâm nhiều đến con giống và môi trường nước. Đồng thời việc nuôi cua ở lần trước đã giúp ông rút ra bài học là mình chỉ nên nuôi 1 vụ tôm trong năm, thời gian còn lại thả nuôi cua luân canh. Nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi, vụ nuôi tôm sú công nghiệp năm 2015, ông Hiên thu về 1,8 tỷ đồng, lãi gần 1,2 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, khi việc nuôi tôm công nghiệp luân canh cua đã ổn định, ông Hiên lại bắt tay vào kinh doanh tôm giống. Hiện mỗi năm doanh thu từ việc kinh doanh tôm giống lên đến gần 3 tỷ đồng, thu lãi hơn 250 triệu đồng/năm.

3/ Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:  

Lợi ích khi trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước – Tác giả Đình Thung: Để chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, khắc phụ tình trạng nắng hạn, thiếu nước, những năm qua huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển diện tích đất lúa thiếu nước SX bấp bênh sang cây trồng cạn nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân. Vụ HT 2016, TTKN tỉnh phối hợp với Trạm KN huyện Hoài Ân triển khai mô hình trồng đậu xanh (ĐX 208) trên chân đất lúa chuyển đổi tại thôn An Hậu, xã Ân Phong với diện tích 2ha. Trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước không chỉ tiết kiệm được nước tưới mà còn cho thu nhập khá. Chỉ 50-60 ngày đậu xanh cho thu hoạch, trọng lượng 1000 hạt đật 65g. Năng suất đợi đầu đạt 18,6 tạ/ha; năng suất cả vụ đạt 25 tạ/ha.

Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả - Tác giả Hưng Phú: Sở NN và PTNT Bạc Liêu vừa đánh giá hiệu quả những mô hình nuôi tôm đạt lợi nhuận cao, có lợi thế so sánh nhằm đẩy mạnh SX trong 4 tháng cuối năm. Năm 2015, mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh lợi nhuận 210 triệu đồng/ha, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh đạt 600 triệu đồng/ha; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp đạt lợi nhật 25 triệu đồng/ha. Tiếp tục phát huy lợi thế, trong 8 tháng đầu năm 2016 Bạc Liêu giữ ổn định 130 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt trên 110 nghìn tấn trong đó tôm đạt 49 nghìn tấn.

Độc đáo giống gà khổng lồ, vua của các loài gà – Tác giả Thanh Sa: Giống gà ‘khổng lồ” có tên Brahma được thế giới công nhận là “vua của các loài gà” vì có trọng lượng siêu khủng. Lông phủ kín cơ thể xuống tận móng chân, nhìn tổng thể như con kỳ lân. Gà kỳ lân có ưu điểm thích nghi với thời tiết khắc nghiệt nhất, sức đề kháng cực mạnh, ít bệnh tật, trọng lượng có thể đạt tới 18kg/con.

4/ Báo Kinh tế nông thôn đăng tin:

Hoàn thiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 – PV: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi và ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng gồm 19 tiêu chí, mang tính chất tiêu chí khung để thống nhất thực hiện trong toàn quốc.  Việc sửa đổi Bộ tiêu chí phải đảm bảo yêu cầu của NQ số 100/2015/QH13 của Quốc hội là rà soát và điều chỉnh hệ thống tiêu chí xã NTM, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng vùng, miền và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM và quá trình dô thị hóa một cách hợp lý, chú trọng xây dựng NTM kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh. Mặt khác phải đảm bảo  chương trình xây dựng NTM cần phải gắn kết, lồng ghép với các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu khác và các chương trình phát triển bền vững của LHQ.

5.  Báo Thanh niên đăng tin:

Tỉ phú 9X một năm 'đào' ra 2 tỉ đồng trên cánh rừng hoang – Phan Hậu: Trên cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, cô lập với khu dân cư, trong gần 6 năm khởi nghiệp, Nguyễn Văn Hảo trở thành tỉ phú trẻ nhất xã Tam Dị, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm. Sau 6 năm lập nghiệp, anh Hảo đã biến cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, tách biệt, cô lập với khu dân cư thành trang trại rộng gần 10 ha. Mỗi năm Hảo cho xuất chuồng ít nhất 3 lứa lợn, mỗi lứa doanh thu từ 400 - 500 triệu đồng. Còn lại các ao cá, cây ăn quả cũng cho doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi năm. Trong tương lai, Hảo đầu tư đưa vườn cây ăn quả trở thành thế mạnh. Doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm và trực tiếp giúp đỡ 18 lao động có việc làm ổn định. Trang trại sừng sững trên vùng đất từng là rừng hoang. Thành quả của quyết tâm chiến thắng quy luật khắc nghiệt của thiên nhiên, vươn lên làm giàu.
 
Tổng hợp: Minh Tâm 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152


Hôm nayHôm nay : 41013

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 853610

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61175567