03:58 EDT Thứ bảy, 01/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại

Thứ năm - 16/05/2013 05:40
Với tinh thần không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng khép kín đã giúp cho gia đình anh Phan Thanh Sơn ở thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) có nguồn thu nhập ổn định.
 

Anh Sơn luôn thực hiện tiêu chí “3 sạch” cho đàn gia súc, gia cầm của mình


Men theo con đường đất đỏ dài gần 5 km giữa mênh mông bạt ngàn rừng keo và thông, chúng tôi đến cơ ngơi khang trang của vợ chồng anh Phan Thanh Sơn. Là một người dám nghĩ, dám làm, năm 2007, được sự hỗ trợ vay vốn từ chính sách tạo việc làm cho thanh niên, anh Sơn vay số tiền 20 triệu đồng đầu tư vào chăn nuôi. Từ 1 ha đất rừng hoang khô cằn sỏi đá nằm ven vùng đồi thuộc xã Hải Sơn, anh khai hoang, phục hóa để xây dựng trang trại tổng hợp. Ban đầu, anh chọn nuôi dê, lợn và gà với quy mô nhỏ. Năm 2009, sau khi lập gia đình với chị Trần Thị Kim Chi, vợ chồng anh quyết định đầu tư mở rộng trang trạị chăn nuôi với 30 con lợn thịt, 100 con gà và 50 con dê sinh sản. Quanh vườn nhà, anh còn kết hợp trồng thêm 50 trụ thanh long và 1.500m2 cây chè cùng các loại cây ăn quả khác. 

“Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, nguồn vốn còn ít nên vợ chồng tôi tận dụng nguồn thức ăn tự cung tự cấp là chủ yếu. Tuy vậy, thời gian đầu vẫn không tránh khỏi bị thua lỗ”, anh Sơn cho biết. 

Không khuất phục trước những khó khăn, sau một thời gian vừa làm vừa đi tham quan, học tập thêm kinh nghiệm ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, anh Sơn nhận ra rằng, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng là cần phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa về quy mô chăn nuôi, đầu tư mạnh mẽ và phát triển mô hình kinh tế tổng hợp với quy mô lớn về nuôi lợn, gà kết hợp với nuôi cá. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng nhờ quá trình tự học tập, tìm hiểu qua tài liệu, các phương tiện truyền thông, tham quan học tập, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, trang trại tổng hợp của anh Sơn ngày càng phát triển và bắt đầu cho lợi nhuận khá cao. 

Có thêm kinh nghiệm và vốn liếng trong tay, năm 2011, vợ chồng anh Sơn quyết định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất bằng cách xây dựng thêm chuồng trại nuôi lợn và gà với quy mô khép kín, hiện đại. Đồng thời, để giảm chi phí và đảm bảo vệ sinh môi trường, anh Sơn đã tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi để nuôi cá. Đến nay, trang trại tổng hợp của anh có 50 con lợn thịt, 400 con gà, trong đó có 160 con gà sinh sản để duy trì nguồn giống. Bên cạnh đó anh còn thả 5.000 con cá trê, 1.000 con cá trắm và một số loại cá khác. Thời gian gần đây, nhận thấy việc chăn nuôi hươu và ngỗng có hiệu quả kinh tế cao, anh đầu tư xây thêm chuồng trại để thả thêm 3 con hươu và 4 con ngỗng nuôi thử nghiệm. Với quy trình chăn nuôi khép kín, chủ động hoàn toàn con giống nên công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm của vợ chồng anh Sơn luôn được thực hiện khá hiệu quả. 

Anh Sơn bộc bạch: “Với tôi, việc chăm sóc vật nuôi cũng giống như con người, phải am hiểu về chúng mới có thể chăm sóc tốt, đặc biệt phải luôn luôn đảm bảo tiêu chí “3 sạch”, đó là “ăn sạch, uống sạch và ở sạch”. Hiện tại tổng thu nhập từ trang trại chăn nuôi tổng hợp của vợ chồng anh Sơn mỗi năm từ 400 đến 500 triệu đồng, lãi từ 100 đến 150 triệu đồng. “Từ những thành công mô hình chăn nuôi hiện có, thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, đưa một số loài động vật mới vào chăn nuôi nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình”, anh Sơn cho biết thêm. 

Ngoài chăm chỉ phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp, anh Sơn còn là một nhân viên bảo vệ rừng tích cực. Nhiều năm liền anh vinh dự được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân huyện Hải Lăng tuyên dương, khen thưởng về thành tích thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Ngoài ra, năm 2010 anh vinh dự được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng bằng khen về thành tích trong công tác quần chúng bảo vệ rừng. 
                                                    
      Bài, ảnh: 
THU THỦY (baoquangtri.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 7593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 28220

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62110442