07:34 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ mô hình trồng nhãn Idor

Thứ sáu - 23/08/2013 04:20
Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

Gia đình anh Võ Thanh Sang, ấp Tân Thạnh, xã An Hiệp có gần 4.000m2 nhãn Idor được trồng từ năm 2003. Anh Sang cho biết, trước đây, một lần tình cờ tham khảo mô hình trồng nhãn Idor ở xã An Hiệp, thấy giống nhãn Idor Thái tương đối dễ trồng, cho năng suất cao nên anh đã mạnh dạn trồng thử. Nhờ học hỏi kỹ thuật chăm sóc, cùng với sự chăm chỉ, kiên nhẫn, nên nhiều năm qua, khi nhãn da bò ở khắp nơi bị chổi rồng, vườn nhãn gia đình anh vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay vườn nhãn của gia đình anh Sang cho thu hoạch ổn định. Năm 2012, gia đình anh thu về 5,2 tấn trái, với giá bán 28.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng diện tích đất trống và tiết kiệm lượng phân bón cho cây, anh còn kết hợp trồng chanh trong vườn để tăng thu nhập.

Thấy trồng nhãn có hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn xã An Hiệp đã đến học hỏi kinh nghiệm từ anh Sang và mạnh dạn mua giống về trồng, bước đầu cho kết quả tốt. Theo tính toán, nếu chăm sóc tốt, mỗi ha nhãn Idor sẽ đem lại cho người dân ít nhất từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, một nguồn thu không nhỏ so với đời sống của người dân nơi đây.

Theo kinh nghiệm của anh Sang, trồng nhãn Idor nên chọn giống nhãn đọt trắng cho năng suất cao. Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành già không có khả năng cho trái, mùa mưa không cần nước, mùa khô đóng bờ, đậy gốc giữ độ ẩm, cách vài 3 ngày tưới 1 lần. Nhãn cho thu hoạch 1 mùa/năm. Nếu cho nhãn ra trái vụ nghịch, giá bán cao hơn gấp 2,3 lần.

Thành công từ mô hình trồng nhãn Idor ở xã An Hiệp không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn từng bước làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nơi đây.

Ông Lê Thanh Tiền - Phó Chủ tịch UBND xã An Hiệp cho biết, trước đây, xã An Hiệp có diện tích nhãn khoảng 300ha, trong đó phần lớn là nhãn tiêu da bò. Tuy nhiên, từ khi bệnh chổi rồng tấn công đã làm thiệt hại nhiều diện tích vườn nhãn nhưng chưa có thuốc đặc trị thì giống nhãn Idor cho hiệu quả cao là một tín hiệu vui cho nhà vườn. Mặc dù diện tích trồng nhãn Idor mới chiếm khoảng 2ha, nhưng trong định hướng sản xuất của xã, sẽ tiếp tục khuyến khích người dân trồng loại nhãn này.

Bên cạnh đó, đối với những vườn nhãn da bò lâu năm, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục hướng dẫn người dân cách khống chế bệnh chổi rồng, không chặt đốn chuyển sang trồng các loại cây khác nhằm giảm thiệt hại trong sản xuất...

 

Theo Báo Đồng Tháp online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 38706

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 888154

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61210111