06:09 EDT Thứ bảy, 25/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm

Thứ hai - 06/08/2018 22:33
Mặc dù tiến độ đã được cải thiện, nhưng giải ngân vốn đầu tư phát triển vẫn chậm. Chính phủ đang hối thúc đẩy nhanh tiến độ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giải ngân chậm, vì đâu?

“Mặc dù tiến độ giải ngân kế hoạch vốn từ tháng 4/2018 đã được cải thiện, lũy kế 7 tháng tăng so cùng kỳ năm 2017, nhưng về tổng thể, tiến độ thực hiện và giải ngân vẫn thấp, nhất là vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài”, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết.

Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM chậm tiến độ, do đang làm thủ tục đề nghị tăng tổng mức đầu tư . Ảnh: Đức Thanh
Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM chậm tiến độ, do đang làm thủ tục đề nghị tăng tổng mức đầu tư . Ảnh: Đức Thanh

Nhìn trên cổng thông tin về đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 60%, thì lại không ít bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, rất thấp, thậm chí chưa giải ngân hoặc gần như chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Có thể “điểm mặt” 4 đơn vị chưa giải ngân tới thời điểm này, đó là Ban quản lý Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tỉnh Bình Thuận, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá.

Ông Trần Quốc Phương cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Chẳng hạn, những khó khăn trong tổ chức thực hiện; vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; vướng mắc trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tại Bộ Xây dựng…

Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm ước đạt 150.454 tỷ đồng, bằng 38,77% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ đạt 119.368 tỷ đồng, bằng 38,66% kế hoạch được giao). Trong đó, giải ngân vốn trong nước đạt 41,09% kế hoạch được giao (gồm: vốn trong nước đạt 45,35%, vốn trái phiếu chính phủ đạt 17,53%, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 26,31%); vốn nước ngoài đạt 24,7% kế hoạch được giao.

Những vướng mắc trong thủ tục giải ngân cả vốn trong nước và vốn nước ngoài, cũng như phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia… cũng là nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm. Mặc dù vốn trái phiếu chính phủ bố trí cho Bộ Giao thông - Vận tải năm 2018 là 4.190 tỷ đồng, nhưng bộ này - lâu nay vốn có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn - chỉ đăng ký nhu cầu phân bổ 2.586 tỷ đồng, dư hơn 1.603tỷ đồng, khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh cho các dự án quan trọng, cấp bách của các bộ, ngành, địa phương khác.

Không khó để kể ra những dự án còn chậm tiến độ của ngành giao thông. Chẳng hạn, Dự án Giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM đang bị ảnh hưởng bởi Dự án Đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM (tuyến Bến Thành - Tham Lương), do đang phải làm thủ tục trình Quốc hội để tăng tổng mức đầu tư. Trong khi đó, Dự án Xây dựng cầu Nhật Tân, Dự án Đường nối Nội Bài - Nhật Tân, Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP.HCM… đang trong quá trình thanh quyết toán ở giai đoạn cuối, nên tiến độ giải ngân cũng không đều.

Nghiêm túc xem xét trách nhiệm

Cho rằng tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn chậm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, đã nhấn mạnh, phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch, bởi hiện tại, khối lượng vốn còn rất lớn mà chưa giải ngân được.

“Các công trình, dự án có vốn phải được giải ngân, sớm đi vào hoạt động, phát huy tác dụng. Các bộ trưởng phải nghiêm túc xem xét lại vấn đề giải ngân trong lĩnh vực bộ mình quản lý, cần đi vào chiều sâu quản trị, trong đó có vấn đề về tổ chức, năng lực, trách nhiệm của các ban quản lý dự án, không để tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm và các khâu trung gian không cần thiết”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Cũng cần nhắc lại một điều rằng, chuyện giải ngân vốn đầu tư công chậm đã trở thành mối lo lớn trong thời gian gần đây, bởi giải ngân chậm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong đó có vốn ODA phải đi vay. Các nguyên nhân gây chậm giải ngân cũng đã được mổ xẻ và một trong những nguyên nhân đã được nhắc đến là từ thể chế, những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công.

Liên quan vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong tháng 8, Chính phủ sẽ có phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, trong đó có thảo luận về Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng như các dự án luật khác.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến công luận, kịp hoàn thiện để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) phải được xây dựng, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, công khai, dễ thực hiện, nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đầu tư công, tránh dàn trải, nợ đọng, thất thoát, lãng phí. Đồng thời, phải đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, nâng cao tính chịu trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công.

Một số điểm mới trong Dự thảo Luật, như thay đổi quy trình thẩm định nguồn vốn theo hướng: các bộ, ngành Trung ương sẽ chỉ thẩm định những dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, còn lại phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương; điều chỉnh phương án giao kế hoạch (giao tổng mức vốn và giao nhiệm vụ, còn việc bố trí cụ thể ủy quyền cho các bộ, ngành, địa phương); phân cấp mạnh mẽ trong điều chỉnh kế hoạch, cũng như trong các khâu thực hiện dự án đầu tư công…

#frm_ques { margin: 8px 0pt; padding: 13px 0pt; }#tbl_question td { padding: 3px ! important; }#tbl_question td label { font-size: 13px; font-weight: bold; }#tbl_question td input { border: 1px solid rgb(221, 221, 221); padding: 5px 8px; width: 300px; }#tbl_question td .error { border-color: red ! important; }#tbl_question td textarea { border: 1px solid rgb(221, 221, 221); padding: 8px; }#tbl_question #btn_submit { font-weight: bold; font-size: 13px; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(0, 66, 118); color: rgb(255, 255, 255); width: 140px; }.ques-ans .ques { background: none repeat scroll 0% 0% rgb(238, 238, 238); }.ques-ans .ques_content { font-style: italic; }.ques-ans .ans { padding-left: 15px; }#content_detail_news .question_gltt { font-size: 15px ! important; line-height: inherit ! important; word-spacing: 0.5px; }#content_detail_news .answer_gltt { text-align: justify; }#content_detail_news .answer_gltt .answer_gltt_ { font-size: 15px ! important; line-height: 24px ! important; word-spacing: 0.5px; color: rgb(184, 0, 0) ! important; }
Hà Nguyễn/baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 33122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1401106

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61723063