00:30 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển chăn nuôi, thủy sản hiệu quả từ tái cơ cấu

Thứ năm - 30/01/2020 04:04
Hà Nội có lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, nhờ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nên chăn nuôi và thủy sản của Thành phố đã có bước phát triển nổi bật.
Ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có 18 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp; 24 quận huyện còn chăn nuôi. Bên cạnh đó, dân số Hà Nội hiện có khoảng 8 triệu người, cùng trên 2 triệu khách các tỉnh thường xuyên nên nhu cầu sử dụng động vật và thủy sản là rất lớn. Thịt gia súc, gia cầm khoảng 320 nghìn tấn/năm (gần 900 tấn/ngày); trong khi đó sản xuất chăn nuôi của Thành phố mới chỉ đáp ứng được khoảng 60%, thủy sản khoảng 240 nghìn tấn/năm (hơn 600 tấn/ngày), thực tế sản xuất Nuôi trồng thủy sản của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 43%, còn lại phải nhập từ các tỉnh và nhập khẩu. Riêng đối thịt lợn, nhu cầu tiêu thụ khoảng 660 - 700 tấn thịt lợn/ ngày tương đương 240 ngàn tấn/năm, đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng. Đối với sản phẩm thịt bò, sản lượng sản xuất ra của thành phố khoảng 10 nghìn tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được gần 20% nhu cầu thịt bò và ước tính nhu cầu thịt bò tăng trong thời gian tới.

Những năm qua việc phát triển chăn nuôi và nuôi trông thủy sản được Thành phố tập trung quan tâm chỉ đạo đã có kết quả nổi bật. Hiện nay Hà Nội đã có quy hoạch, tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng miền. Như phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung ở huyện Ba Vì, Gia Lâm, phát triển chăn nuôi bò thịt tập trung ở Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm chủ yếu ở Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Thanh Oai.

Nuôi trồng thủy sản hình thành rõ nét theo chuyên canh tập trung ở một số vùng như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì. Đặc biệt Hà Nội đã có nhiều chính sách để thúc đẩy chăn nuôi, thủy sán phát triển như chính sách về phát triển giống gia súc gia cầm; đưa những giống mới có hiệu quả cao vào thực tế sản xuất như: Đưa tinh phân ly giới tính trên bò sữa, giống bò BBB, Wagyu, Angus  ... trên bò Yorkshire, Landrace ...trên lợn, Sasso, Ross 208, Brown, Ai Cập …trên gà. Chính sách hỗ trợ xử lý môi trường cho các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, giết mổ, sử dụng công nghệ làm hầm Biogas bằng nhựa Composite, nhựa HDPE và máy ép phân vừa xử lý chất thải, vừa tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt.

Đồng thời đã hình thành chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi để chăn nuôi phát triển bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến nay đã có 52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, hằng ngày cung cấp cho thị trường khoảng 60 tấn thịt các loại; 300 nghìn quả trứng và 78 tấn sữa. Các chuỗi đã thu hút được gần 3.000 hộ chăn nuôi và hàng nghìn chủ thể sản xuất và dịch vụ tham gia. Thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống cán bộ chuyên môn về chăn nuôi thú y từ cấp thành phố đến xã, phường, thị trấn, đến tận thôn bản để chủ động giám sát dịch bệnh. Tổ chức phòng chống dịch bệnh ngay từ cơ sở. Trang thiết bị để chủ động phòng chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm và thủy sản.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng gặp không ít khó khăn, thách thức đó là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do không có Vắc xin, không thuốc đặc trị nên khó kiểm soát, nguy cơ tái dịch cao. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lớn, đặc biệt  là chăn nuôi lợn, tỷ lệ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng còn cáo (khoảng 60 %). Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không được kiểm soát trong khu dân cư còn lớn làm cho nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.

Hạ tầng vùng nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh, năng suất và chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở nuôi nuôi trồng thủy sản đa số nhỏ lẻ nên khó khăn trong công tác quản lý. Cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chế biến sâu còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Xác định giống vật nuôi chiến lược

Vì vậy, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, định hướng tái cơ cầu ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thời gian tới của Hà Nội cần xác định vật nuôi, nuôi trồng thủy sản chiến lược của thành phố, phù hợp với vùng sinh thái, giảm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ lẻ trong khu dân cư, hạn chế chăn nuôi thương phẩm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tập trung đầu tư cho đối tượng vật nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ lực, phù hợp với vùng sinh thái, vùng chăn nuôi trọng điểm. Tập trung cho công tác sản xuất giống vật nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn dịch. Xây dựng, phát triển sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng năng suất, chất lượng cao, chăn nuôi hữu cơ, sinh học đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường. Tổ chức sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp làm đầu mối, đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Giải pháp chính là tập trung quản lý chất lượng, năng suất giống vật nuôi, nuôi trồng thủy sản: Tiếp nhận, nhập bổ sung một số giống mới, chất lượng cao. Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý giống, thực hiện bình tuyển đánh số, gắn chíp ghi chép theo dõi và đánh giá chất lượng.

Chuyển đổi đối tượng vật nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ lực phù hợp vùng, miền sinh thái: Rà soát từng đối tượng vật nuôi, nuôi trồng thủy sản để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu phát triển cho từng vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung, phù hợp các quy mô, các sản phẩm chủ lực phù hợp nhu cầu thị trường

Củng cố hệ thống thú y từ Thành phố tới cơ sở. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh với phương châm phòng là chính, phát hiện nhanh, xử lý kịp thời, triệt để không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh và liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt liên kết chặt chẽ với 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng trong việc cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và các tỉnh thành. Tăng cường hợp tác với các tổ chức Quốc tế, cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện các dự án phát triển chăn nuôi, nuôi trồng nuôi trồng thủy sản, an toàn thực phẩm hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Tiếp tục rà soát, đề xuất về các chính sách phát triển chăn nuôi, nuôi trồng nuôi trồng thủy sản, nhằm thúc đẩy tái cơ cấu theo định hướng trong từng giai đoạn. Thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, tham vấn cho các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tái cấu trúc ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tập trung phát triển giống chủ lực, phù hợp quy hoạch, phù hợp vùng sinh thái.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 25615

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 923863

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61245820