19:14 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Văn Giang trước thềm nông thôn mới

Thứ tư - 08/08/2018 05:52
Ai đã rời xa huyện Văn Giang dăm năm, nay về thăm lại chắc chắn không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của vùng thôn quê ven Hà Nội trước thềm nông thôn mới.
Diện mạo NTM xã Phụng Công hiện nay
Diện mạo NTM xã Phụng Công hiện nay

“Chiến lược” nông thôn mới

Tiếp chúng tôi vào một chiều mùa hè oi ả, bên chén trà xanh, ông Chu Quốc Hiệu-Chủ tịch UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên không giấu nổi niềm vui khi nói về quê hương đang đổi thay từng ngày, trở thành huyện nông thôn mới thứ hai của tỉnh.

Thoáng chút trầm ngâm, ông Hiệu kể “câu chuyện” nông thôn mới bắt đầu từ sau Đại hội huyện Văn Giang lần thứ 23 vào năm 2010 xác định định hướng phát triển đô thị và xây dựng chương trình phát triển đô thị Văn Giang đến năm 2030. “Văn Giang là huyện có diện tích nhỏ nhất trong các huyện của Hưng Yên, chỉ hơn 71km2, nằm ở phía tây bắc của tỉnh, giáp với Hà Nội. Chúng tôi bắt đầu triển khai nông thôn mới từ năm 2011. Trong đợt xét đầu tiên, huyện có 10 xã thì mới chỉ 2 xã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới là Long Hưng và Mễ Sở. Xuất phát điểm thấp như vậy, nhưng đến 2017 đã có 9/10 xã của Văn Giang đã đạt tiêu chí và được chính thức công nhận đạt nông thôn mới. Đến nay, huyện Văn Giang vinh dự được 2 lần đón 2 đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về thăm mô hình phát triển nông thôn mới”, ông Hiệu khoe.

Theo Chủ tịch UBND huyện Văn Giang, có được kết quả tốt trong thời gian ngắn như vậy là nhờ nỗ lực của nhân dân toàn huyện và “chiến lược” nông thôn mới đúng đắn. Chìa khóa vàng trong “chiến lược” nông thôn mới của Văn Giang là chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây truyền thống như lúa, ngô, khoai…sang trồng hoa, cây cảnh, cây công trình…có giá trị kinh tế cao, không mang tính mùa vụ, tạo công ăn việc làm ổn định quanh năm cho tất cả người dân địa phương, đem lại thu nhập tốt cho các gia đình. Những điểm sáng nhất trong bước tiến đến nông thôn mới là các xã Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao… “Điều đáng nói, đây là những xã đã bàn giao khá nhiều diện tích đất nông nghiệp để phát triển khu đô thị Ecopark. Nhưng nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kinh tế nhạy bén nên đều nhanh chóng đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới, được công nhận”, ông Hiệu nói.

Ông Nguyễn Quốc Chương, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Văn Giang giải thích thêm, kết quả đó là nhờ công nỗ lực lớn của người dân và sự hỗ trợ đắc lực từ nguồn xã hội hóa là chủ đầu tư khu đô thị Ecopark cũng như nhiều doanh nghiệp khác ở địa phương. Cụ thể là mở ra các lớp đào tạo nghề, xúc tiến để nông dân tiếp xúc với các chuyên gia nông nghiệp ở các buổi chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm… Người dân tin, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang trông hoa, cây cảnh công nghệ cao, đem lại lợi nhuận tốt. Bây giờ, đến cánh đồng các xã Phụng Công, Xuân Quan…là có cảm giác đi giữa Đà Lạt thu nhỏ ở miền Bắc với đa dạng các loại hoa, cây cảnh.

Văn Giang trước thềm nông thôn mới - ảnh 1
Những vườn cây cảnh như thế này đã cho người dân Văn Giang thu nhập lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm

Phát triển đô thị thương mại du lịch sinh thái

 

Chủ tịch UBND huyện Văn Giang cho biết, trước đây kinh tế của Văn Giang chủ yếu được biết đến nông nghiệp là chủ yếu. Đến nay vẫn nông nghiệp là chủ đạo nhưng khác biệt là nông nghiệp 4.0, mang lại giá trị kinh tế cao. Tiềm năng từ đất được phát huy tốt nên giá trị đất cũng tăng rõ rệt. Đất nông nghiệp từ năm 2010, việc chuyển nhượng 1 sào chỉ có giá khoảng 60-70 triệu. Nhưng hiện nay, ở Xuân Quan, Phụng Công giá chuyển nhượng đất nông nghiệp lên tới 600 – 700 triệu đồng/sào, tăng gấp 10 lần. “Đất phi nông nghiệp, đất ở cũng tăng giá gấp 2-3 lần thời điểm năm 2010. Có những vị trí đến nay đã chuyển nhượng với giá trị trên 100 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, nhiều khu vực có giá bán đến 40 – 70 triệu đồng/m2”, ông Hiệu khẳng định.

Văn Giang trước thềm nông thôn mới - ảnh 2
Ông Chu Quốc Hiệu, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang kể về “chiến lược” phát triển của địa phương  - Ảnh: A.Đ
 

Vị Chủ tịch UBND huyện Văn Giang cởi mở chia sẻ thêm, trước mắt Văn Giang phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới, sau đó tập trung phát triển theo định hướng đô thị thương mại du lịch sinh thái. Những bước đi đầu tiên của định hướng này chính là khu đô thị sinh thái Ecopark. Có thể coi đây là động lực để góp phần hình thành, phát triển một loạt khu đô thị trên địa bàn huyện. Trước khi có khu đô thị Ecopark, mặc dù rất gần Thủ đô nhưng giao thông không thuận lợi, từ Hà Nội về Văn Giang phải đi vòng rất xa. Nhưng từ khi có dự án triển khai đã có con đường làm từ cầu Thanh Trì về Văn Giang, đi lại rất thuận lợi, rút ngắn khoảng cách với Hà Nội, thu hút đầu tư.

Đặc biệt, khi dự án Ecopark thành công, kéo theo rất nhiều nhà đầu tư tìm về Văn Giang đầu tư như Khu nhà vườn sinh thái Sông Cầu tại thị trấn Văn Giang198 ha; Khu đô Thị Bách Gia ở Long Hưng khoảng 100 ha;; Khu đô thị Dream City ở xã Nghĩa Trụ và Long Hưng khoảng 455 ha… Tổng diện tích đất đô thị quy hoạch của Văn Giang đến nay là hơn 3.000 ha

Ngoài thu hút dự án, huyện còn thu hút được một số trường Đại học về như Đại học Anh Quốc, Đại học Y khoa  Tokyo, Viện Đại học Mở; sắp tới cả Đại học Bách khoa cũng về đóng trên địa bàn huyện. “Phát triển đô thị thương mại du lịch sinh thái chính là định hướng trong tương lai của huyện Văn Giang sau khi đạt chuẩn nông thôn mới. Việc triển khai thành công khu đô thị Ecopark là nền móng, tạo động lực để địa phương thêm quyết tâm phát triển”. Theo quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị huyện Văn Giang giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 , huyện sẽ phấn đấu lên đô thị loại IV vào năm 2020, trở thành thị xã Văn Giang - trung tâm đô thị trọng điểm của toàn tỉnh Hưng Yên vào năm 2030. Tuy nhiên theo ông Hiệu, dù định hướng phát triển đô thị thương mại du lịch sinh thái nhưng Văn Giang vẫn quy hoạch dành diện tích đất trồng hoa, cây cảnh để bà con yên tâm đầu tư sản xuất, từng bước trở thành thị dân với đời sống ngày một nâng cao, ổn định.


Tác giả bài viết: A.Đ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 976217

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61298174